Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Nhà thờ lớn Hà Nội – Kiến trúc cổ Việt Vam

Nhà thờ lớn Hà Nội có địa chỉ Số 40 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Là một trung những công trình kiến trúc cổ bạn nên đến khi đi du lịch Hà Nội.
Nhà thờ lớn Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên tại Hà Nội.
Nhà thờ lớn Hà Nội là Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo phận Hà Nội, cũng là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên được xây tại Hà Nội. Tại đây vào năm 1057, vua Lý Thánh Tông cho khởi công xây tháp Đại Thắng Tư Thiên, gọi tắt là Tháp Báo Thiên, thuộc Chùa Sùng Khánh, hay Báo Thiên Tự, ở kinh đô Thăng Long. Nhà thờ lớn Hà Nội và cả khu Nhà Chung, xưa kia thuộc khu đất của chùa Báo Thiên, một ngôi quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt. Trong suốt các triều đại từ Lý, Trần đến Lê, Nguyễn, đây vẫn là nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an. Trải qua thời gian và chiến tranh, tháp Báo Thiên của chùa đã bị đổ nát. Khi Pháp chiếm Hà Nội, nhà thờ mới được xây trên khu đất của tháp Báo Thiên. Nhà thờ được xây xong vào năm 1886. Lễ khánh thành được tổ chức đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887).

Nhà thờ lớn Hà Nội có tên nguyên thuỷ của nhà thờ là Nhà thờ Thánh Giu – se (Saint Joseph), do Giáo hoàng Innocentinus XI đã từng tôn phong Thánh Joseph là Thánh Bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất ở Hà Nội được tôn phong là “Nhà thờ lớn kính Thánh Giuse”.
Nhà thờ lớn Hà Nội do chính Giám mục Puginier tự tay vẽ kiểu và chỉ huy thi công xây dựng. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.

Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique, kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hòa tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng thánh Giuse bằng đất nung cao hơn 2m.
Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây, gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông boòng lớn. Đặc biệt là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên hai tháp.
Trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Đức Mẹ bằng kim loại, xung quanh nhà thờ có đường kiệu, bồn hoa, phía sau có hang đá.

Nhà thờ lớn Hà Nội nhìn bên ngoài có vẻ rất cổ kính với những lớp vôi cũ, rêu phong trên bức tường của thời gian. Nhưng khi bước qua cánh cửa lớn vào bên trong nhà thờ, du khách sẽ được chứng kiến một công trình kiến trúc hiện đại và dường như không biến đổi cùng với thời gian.
Nhà thờ lớn Hà Nội là một trong những trung tâm của các hoạt động Công giáo tại Hà Nội và các vùng phụ cận. Ngày thường, nhà thờ có 2 thánh lễ, ngày Chủ nhật có 7 thánh lễ. Ngoài ra, nhà thờ còn tổ chức lễ rước thánh Quan thầy của Tổng giáo phận Hà Nội là Thánh Giuse vào ngày 19 tháng 3 hàng năm.

Các địa điểm tham quan gần nhà thờ lớn Hà Nội:
Nhà sàn Bác Hồ
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời.

Hồ Tây
Hồ Tây, mặt gương của Hà Nội, lá phổi của chốn Long thành có diện tích rộng hơn 500 ha với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Đường vòng quanh hồ dài tới 17km. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại sau khi sông đã đổi dòng... Có thể do sông hồ biến đổi như vậy mà đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ.

Đền Bạch Mã
Đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ tức Bạch Mã, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long.

12 trong số 15 món đặc sản Việt Nam đang được đề cử kỷ lục Châu Á dễ dàng tìm thấy tại Hà Nội. Mời bạn cùng dạo một vòng tìm quán ngon dưới đây:
Phở bò Hà Nội
Phở là món ăn truyền thống của người Việt, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Trong đó, nổi tiếng nhất là phở bò Hà Nội.

Phở “xếp hàng” Bát Đàn đặc trưng cho phở Hà Nội truyền thống.
Bún thang Hà Nội
Bún thang, với cách thức chế biển đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, kỳ công từ người đầu bếp cũng là một trong những món ăn đặc trưng chứa đựng vô vàn nét tinh túy của ẩm thực Hà thành.
4 địa chỉ bún thang nổi tiếng: phố Cầu Gỗ, số 11 Hàng Hòm, số 11 Hạ Hồi, khu D4 Giảng Võ.
Cơm tấm Sài Gòn
Cơm tấm Sài Gòn là món ăn đặc sản của miền Nam Việt Nam. Cơm là sự kết hợp hài hòa giữa những hạt cơm trắng nhỏ, miếng sườn nướng cháy cạnh, bì thơm giòn hay trứng chưng béo mềm, trứng ốp la béo ngậy. Ăn cơm tấm phải có nước mắm ngọt chấm kèm. Món ngon Sài thành này được bán tại nhiều phố của Hà Nội như Giảng Võ, Tràng Thi, Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ.
 Khách sạn tại hà nội:
Hanoi Home Hotel chỉ cách Nhà thờ St Joseph ở Trung tâm Thành phố Hà Nội 25 m và cung cấp các phòng đi kèm Wi-Fi miễn phí cùng truyền hình cáp màn hình phẳng. Khách sạn có lễ tân 24/24 với phòng giữ hành lý.
Hanoi Home Hotel cách Hồ Hoàn Kiếm và Ga Hà Nội 7 phút đi bộ. Lăng Lê Thái Tổ cách đó 10 phút đi bộ.
Các phòng máy lạnh được trang bị minibar và tủ lạnh. Phòng tắm riêng đi kèm đồ dùng vệ sinh cá nhân.
Dịch vụ cho thuê xe đạp và đặt vé được cung cấp tại bàn bán tour của khách sạn. Dịch vụ thu đổi ngoại tệ, fax và phô-tô cũng có tại đây.



 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét