
Chùa Nành có tổng số 116 tượng, gồm tượng Phật, tượng Mẫu, tượng Hậu được tạo tác tỉ mỉ. Nhiều tượng mang niên đại nghệ thuật cuối thế kỷ 17, tiếp đến là những tượng của thế kỷ 18 và tượng của thế kỷ 19. Ở hành lang của chùa còn có các vị tổ Truyền đăng (tức những vị tổ đem ánh sáng của Phật nối nhau truyền đạo cho đời) mà người Việt thường gọi là Thập Bát La Hán. Đáng lưu ý là hình tượng 1 vị Tổ được tạc trên hòn đá tự nhiên. Đây là một hiện tượng rất riêng biệt ở chùa Nành mang đầy chất nghệ thuật truyền thống của người Việt. Hệ thống di vật trong chùa cũng vô cùng phong phú về thể loại và chất liệu như bia đá, chuông đồng, khánh đồng, thần phả, sắc phong cổ và quý qua các triều đại Mạc – Lê – Tây Sơn – Nguyễn. Đáng lưu ý là quả chuông “Pháp Vân tự hồng chung” niên hiệu Thịnh Đức 1 (1653). Chuông mang phong cách thời Mạc ở thế kỷ 17 với nghệ thuật điêu khắc đặc biệt: quai chuông đúc hình lưỡng long chạy ra đuôi rồng chầu vào nhau, đầu rồng bò xuống thân chuông. Chuông đúc núm, mỗi núm trang trí các hình hoa cúc, viền chuông trang trí cánh sen cách điệu, vai chuông thon, đáy nở. Cùng với niên đại và phong cách nghệ thuật trang trí trên thân chuông, có thể xếp đây là một trong không nhiều quả chuông cổ và quý còn lại trong các ngôi chùa ở nước ta.

Ngôi chùa hiện nay còn lưu giữ 3 tấm bia đá cùng nhiều pho tượng gỗ phủ sơn rất quý như bộ tượng Tam Thế Phật (tượng cao 0,80m, tòa sen và đế cao 0,70m), tượng Tuyết Sơn (cao 0,73m), tượng Bát bộ Kim Cang (cao 1,56m), tượng Thập Điện Minh Vương (cao 1,35m), tượng Thập bát La-hán (cao 1,08m),… Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa Nành còn có tượng bà Nành – đây là dấu tích của sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam.

Đến chùa Nành vào những ngày thường trong năm, du khách phải qua cổng phụ, cổng chính chỉ mở vào ngày lễ hội. Bước qua cánh cổng ấy, du khách thực sự phải giật mình trước vẻ thanh tịnh, cổ kính hiếm thấy ở đây. Tuy cũng đã qua nhiều lần trùng tu nhưng hiếm có di tích nào lại giữ được vẻ cổ kính trầm mặc như nơi đây. Phía trước thượng điện, chạy dài hai bên là những gian nhà bia – ngói đã lên rêu ngả màu. Những cột gỗ không được sơn bóng loáng mà thấm đẫm màu sắc bàng bạc của thời gian.
Hội chùa Nành cũng là một trong những lễ hội đặc sắc ở Hà Nội hiện nay. Hội được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 6 tháng 2 (âm lịch) hằng năm. Tại hội chùa, các trò chơi dân gian được tổ chức sôi nổi như: bơi thuyền, thi nấu cơm, thi nâng cây phan và các nghi lễ như cầu mưa, cầu nước, cầu phồn thực của cư dân với nền nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng sông Hồng.
Chùa Nành đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1989

Khách sạn tại hà nội:
Khách Sạn Vesna sang trọng tọa lạc ở khu vực đang phát triển của Hà Nội, ngay gần sông Hồng và cầu Long Biên cổ kính. Khách sạn là điểm thuận lợi với các doanh nhân và khách du lịch khi đến công tác, tham quan tại Hà Nội.
Các phòng của Khách Sạn Vesna đặc trưng với trang trí trang nhã với các nét Việt Nam truyền thống. Mỗi phòng được trang bị với một truyền hình cáp và tiện nghi pha trà / cà phê. Một số phòng chọn lọc đi liền với ban công nhìn ra thành phố.

Địa chỉ ăn ngon tại hà nội:
Cháo trai: 26 Trần Xuân Soạn, ngon, đông(nhưng có vẻ như cháo có vị ngọt).
Cháo gà: 45 Lý Quốc Sư,chỉ bán tối, quán vỉa hè, ngon, đặc biệt có món chân gà hầm nhừ.
Cháo Lòng-Tiết Canh: 7 Lê Duẩn, cạnh đường tàu, nổi tiếng, ngon.
Cơm Phố: 292 Lê Văn Hưu, rất ngon, lạ miệng, đắt.
Bí đỏ: 105 K1 Giảng Võ, ngon, có mấy món đậu cực ngon. Cạnh bí đỏ còn có TexMex, với món đặc sản thịt đà điểu. Đối diện là Hot-Rock Café, rất nhiều món ngon(hơi đắt).
Cơm rang thập cẩm: ở ngã tư nguyễn Thái Học-Văn Miếu ngon hơn nhiều.

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét