Chùa Vạn Bảo được xây dựng từ rất lâu đời trên núi Vạn Bảo, một ngọn núi thấp ở kinh thành Thăng Long vào thời Lý Trần. Kết quả khai quật khảo cổ học sau chùa đã tìm thấy nhiều di vật thời Lý, Trần. Đến năm Gia Long thứ 2 (1803, dân làng Vạn Phúc đã hợp nhất chùa núi Voi và chùa Vạn Bảo để xây dựng nên ngôi chùa. Vì chùa có “ngọn tháp để hình bát” nên được đặt tên là chùa Bát Tháp.

Chùa Bát Tháp (Bát Tháp Tự)
Chùa Bát Tháp nằm trên một khu đất cao theo hướng Nam, có một khuôn
viên rộng rãi, thoáng đạt. Tam quan của chùa khá đồ sộ, xây hai tầng tám
mái với lối vào được tạo dựng theo hai dạng thức khác nhau. Cửa chính
có bề mặt hình chữ nhật, phần dưới mở vòm cửa lớn trông thẳng vào Tiền
đường. Tầng trên mở nhiều cửa nhỏ trông ra bốn phía. Hai bên cửa được
xây giống nhau trên trổ những cửa tròn “sắc – không” theo giáo lý đạo
Phật. Tiền đường có quy mô lớn gồm có 7 gian, 2 dĩ, hàng hiên trước khá
rộng do mái chảy dài. Ngoài hiên là hệ thống cột đá hình hộp chữ nhật
được mài nhẵn, trên đá khắc những vế câu đối ca ngợi công đức nhà Phật
và cảnh đẹp của chùa cùng những trang trí hình long, ly, quy, phượng.
Sau chùa là nhà thờ Tổ và khu vườn rộng.

Mặt tiền chùa
Hệ thống tượng tròn trong di tích gồm hai loại khác nhau: tượng Phật và tượng Mẫu, được làm bằng chất liệu gỗ và đồng. Niên đại tạo tác cũng không đồng nhất, một số ít ra đời vào cuối thời Lê, còn đa phần là những tác phẩm thuộc thời Nguyễn.

Hậu cung gồm 3 gian, được làm theo kiểu “chồng rường, giá chiêng”. Trên các xà thượng và hạ đều treo hệ thống y môn, cửa võng, hoành phi… góp phần cho ngôi chùa thêm vẻ lộng lẫy.
Kiến trúc chùa Bát Tháp đã tạo ra các hình khối chắc khoẻ, gây được cảm giác mạnh mẽ đối với con người. Bên cạnh đó là những đầu đao cong vút cùng các đề tài trang trí điểm xuyết lại tạo nên sự nhẹ nhàng, bay bổng cho kiến trúc. Bố cục chung của toàn bộ ngôi chùa cũng rất chặt chẽ, gắn kết và tôn đẩy lẫn nhau. Số lượng tượng tròn ở đây tuy không nhiều, kích thước vừa phải, nhưng có giá trị thẩm mỹ cao. Là những pho tượng mang ý nghĩa tôn giáo, nghĩa là phải tuân theo những quy định ngặt nghèo của lý thuyết cổ xưa, song bằng sức lao động sáng tạo, nghệ nhân xưa đã tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị theo dòng điêu khắc dân gian truyền thống.
Trong chùa còn giữ gìn được khá nhiều di vật có giá trị như: đôi hạc đồng, bát hương, chuông đồng “Bát Tháp tự chung” đúc năm Gia Long thứ 2 (1803)… góp phần làm cho di tích thêm sống động, phong phú.
Chùa Bát Tháp đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia ngày 5.9.1989
Địa điểm tham quan tiếp theo:
Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khách sạn tại hà nội: khách sạn New Asean
Tất cả 15 phòng của khách sạn 2 sao này đều được thay đổi để đáp ứng các
nhu cầu của du khách. Để làm cho kỳ nghỉ của du khách dễ chịu thoải
mái, tất cả các phòng đều có truy cập internet không dây (miễn phí),
bàn, tivi, vòi hoa sen. Du khách đang tìm kiếm sự kết hợp hoàn hảo giữa
sự quan tâm ân cần và sự tiện nghi hiện đại sẽ thấy điều đó ở khách
sạn xinh xắn này. Bạn hãy nhập ngày vào mẫu đặt phòng trực tuyến an
toàn của chúng tôi để đặt phòng tại khách sạn New Asean
Đặc sản và địa chỉ ăn uống tại hà nội:
Ẩm thực Hà Nội là một trong những điểm quyến rũ của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Hà Nội không chỉ nổi tiếng nhất với phở, mà còn rất nhiều món ngon khác, từ sang trọng đến bình dân “vỉa hè” mà bạn không nên bỏ lỡ cơ hội nếm thử. Bún ốc

Bún ốc bà Lương ở phố Khương Thượng
Nem tai.

Đến Hà Nội, bạn nhớ ghé quán nem tai Bà
Hồng để thưởng thức món ăn này nhé. Địa chỉ: 35 Hàng Thùng, Hoàn Kiếm,
Hà Nội, thời gian mở cửa: 6h00 – 23h00.
Chân gà nướng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét