Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là kinh đô của Việt Nam thời Lý, Trần, Lê và chứa đựng nhiều di tích lịch sử – văn hóa vô giá về kinh thành Thăng Long cổ xưa.
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long có diện tích khoảng 25ha. Kinh thành Thăng Long xưa có ba vòng (tam trùng thành quách). Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ. Cửa duy nhất của Tử Cấm thành là Đoan Môn. Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thời Lý, Trần, Lê, Hoàng thành có 4 cửa là Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Đại Hưng ở phía nam và Diệu Đức ở phía bắc. Thời Nguyễn, kinh đô được chuyển vào Huế, vua Gia Long đã cho phá bỏ tường của Hoàng thành Thăng Long cũ vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc Thành và cho xây thành mới lấy tên là Thành Hà Nội với quy mô nhỏ hơn nhiều.

Thành mở ra 5 cửa là: cửa Đông, cửa Tây, cửa Bắc, cửa Tây Nam và cửa Đông Nam, đến nay chỉ còn lại một cửa Bắc (Bắc Môn), hiện thuộc địa phận phố Phan Đình Phùng. Vòng thành ngoài cùng gọi là Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, có tác dụng như một con đê ngăn nước. Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư. Thời Lê, Kinh thành Thăng Long có 16 cửa ô, đến thời Nguyễn có 12 cửa ô. Đầu thế kỷ 20 vẫn còn năm cửa ô là: ô Chợ Dừa, ô Đống Mác, ô Cầu Dền, ô Cầu Giấy và ô Quan Chưởng. Đến nay chỉ còn lại cửa ô Quan Chưởng (tên cũ là Đông Hà Môn, nghĩa là cửa sông phía đông).
Sau hơn một nghìn năm lịch sử, Hoàng thành Thăng Long đồ sộ và những lầu son gác tía tuy đã không còn nữa, song một số di tích và di vật hiện vẫn còn tồn tại cũng đã tái hiện phần nào diện mạo của Hoàng thành Thăng Long xưa. Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn được sự tồn tại và phát triển của miền đất rồng bay qua hơn 10 thế kỉ.

Khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới Vào lúc 20h30 ngày 31/7/2010 tại thủ đô Brasilia của Braxin, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận dựa trên 3 tiêu chí nổi bật: thể hiện sự giao thoa lâu dài giữa các nền văn hóa, thể hiện truyền thống văn hóa của người Việt qua các thời kỳ lịch sử, gắn bó trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
Địa điểm tham quan tiếp theo:
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình
Sau hai năm xây dựng, ngày 19/8/1975 lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành. Mặt chính lăng nhìn ra hướng đông là Quảng trường Ba Đình.

Nhà sàn Bác Hồ
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời.

Khách sạn tại hà nội: Khách Sạn VMQ Hotel Hà Nội
Tất cả 42 phòng của khách sạn 3 sao này đều được thay đổi để đáp ứng các nhu cầu của du khách. Trong tất cả các phòng đều có máy sấy tóc, vòi hoa sen, nước đóng chai miễn phí, truy cập internet không dây. Để làm kỳ nghỉ của du khách hoàn thiện hơn, khách sạn ở Hà Nội này có Wi-Fi ở khu vực công cộng, dịch vụ giặt là/giặt khô, phòng gia đình, nhà hàng. Khách sạn kết hợp dịch vụ chuyên nghiệp với các tiện nghi hiện đại để đem đến cho du khách một kỳ nghỉ đáng nhớ. Để đặt phòng tại Khách Sạn VMQ Hotel Hà Nội, chỉ cần nhập ngày đến, đi của bạn vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi và gửi đi.

Đặc sản và địa chỉ ăn uống tại hà nội:
15 món đặc sản Việt Nam đang được tổ chức kỷ lục Việt Nam đề cử để thành các món ăn đạt kỷ lục Châu Á. Đó là: phở, bún chả, chả cá Lã Vọng, bún thang của Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, bún bò Huế, mì Quảng, phở khô Gia Lai, bánh canh Tràng Bảng, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn và cơm tấm Sài Gòn, bánh cóng Sóc Trăng.
Tuy nhiên, nếu bạn ở Hà Nội hoặc có dịp tới Thủ đô, bạn có thể được thưởng thức 12 trong số 15 món kể trên ở những quán dưới đây, đảm bảo bạn sẽ không hối tiếc...

Phở hà nội.

Cốm vòng hà nội
Phở Bát Đàn: 49 Bát Đàn
Phở Lý Quốc Sư: 2 Lý Quốc Sư
Phở gà: Trên đường Quán Thánh đoạn vườn hoa Hàng Đậu, chỉ bán sáng, rất ngon, rất đông.
Phở xào: cạnh hàng phở Bát Đàn đã nói ở trên, ngon, đông.
Mì vằn thắn : Đình Ngang,
Bánh đa cua: Ngã ba Đặng Tất-Quán Thánh.
Bún Ốc: 73A Mai Hắc Đế 5000đ/bát , ngon, nổi tiếng.
Bánh giò : Lương Định Của.
Nộm bò khô : 25-27 Hồ Hoàn Kiếm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét