Mầu sơn son đỏ nổi bật trên nền nước hồ
Gươm xanh biếc - Cầu Thê Húc vẫn nằm đó dịu dàng mà mạnh mẽ chứng kiến
bao thăng trầm của thủ đô Hà Nội.
Từ cây cầu này, ngước nhìn lên phía
Bắc là khu phố cổ, ngoái nhìn về phía nam là Tháp Rùa cổ kính, trầm mặc
dưới sóng nước lăn tăn thẫm màu xanh cây lá. Ngắm từ xa, cầu dáng cong
cong như hình chiếc lược hồng của nàng công chúa kiều diễm đang nghiêng
mình chải tóc, bên cạnh những liễu rủ, phượng sa, cành đa cổ tích.
Nhớ lại thuở nào, vị trí cầu Thê Húc
hôm nay chỉ là một chiếc cầu tre rung rung mặt sóng. Cho đến năm 1865,
theo ý tưởng của “Thần Siêu” - nhà văn hóa Nguyễn Văn Siêu (1799-1872),
cầu Thê Húc được dựng lên với ý nghĩa "nơi hội tụ ánh sáng ban mai," tựa
như chiếc cầu vồng đưa du khách từ Tháp Bút vào đền Ngọc Sơn.

Một biểu tượng rất riêng của người dân thủ đô
Cầu hoàn toàn bằng gỗ, sơn son, với 15
nhịp uốn cong mềm mại, trở thành một phần không thể thiếu trong khu
"linh địa" Hồ Gươm, gắn với cụm công trình văn hóa liên hoàn "Đền Ngọc
Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên". Cầu Thê Húc - một biểu tượng
cho nét đẹp văn hóa của người Hà Nội, nhưng chưa hẳn ai cũng biết về ý
nghĩa của cây cầu, cũng như kiến trúc của cây cầu có một không hai này.

Đón ánh nắng đầu tiên
Năm 1865, Thần Siêu tức nhà giáo, quan
án sát Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ ngôi chùa nhỏ trên đảo Ngọc, ông
cho bắc cây cầu son làm lối vào đền, mà hình dáng vẫn còn đến ngày nay.
Gần một thế kỷ rưỡi trôi qua, cầu gỗ ngày xưa đã được thay bằng ximăng
cốt sắt nhưng vẫn mang dáng dấp cây cầu son đỏ cổ xưa kia. Du khách đến
Hà Nội rất thích thú khi bước lên những tấm ván gỗ cầu Thê Húc cong
cong, đặt hai bàn tay lên lan can, phóng tầm mắt xuống hướng nam ngắm
tháp Rùa trầm mặc.

Rực rỡ về đêm
Từ khi Hồ Hoàn Kiếm còn là Tả Vọng và
Hữu Vọng, đường vào đảo Ngọc chỉ có chiếc cầu tre rung rung mặt sóng, mà
ta vẫn có thể gặp những con cầu như thế trên vùng Nam Bộ lắm mương
máng. Ðúng như ca dao, sóng nước chỉ rộng ngang tầm dải yếm. Xưa nay,
dải yếm bao giờ cũng có sức hút lạ kỳ, từ dải yếm bắc cầu đến dải yếm
hoa đào hoa lý. Chính vì thế, cây cầu này cũng nhỏ, đẹp như dải yếm đào
bên hồ.

Cầu Thê Húc được coi là biểu tượng của thần mặt trời
Cầu Thê Húc được coi là biểu tượng của
thần Mặt Trời. Cầu bằng gỗ, cột gỗ đỡ cầu, chân choãi ra, tự ghim vào
lòng hồ, tay vịn cũng có những chữ nhân bắt chéo, chia ra từng ô nhỏ gần
giống như ô tướng sĩ bàn cờ người ngày hội. Cầu có thiết kế cong cong
và uốn luợn như hình con tôm.

Một nét văn hóa của đồng bằng Bắc Bộ
Cầu Thê Húc ban đầu được làm theo nét
văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó là đặc điểm gia đình nào cũng có
một chiếc ao và làm cầu ao để mỗi khi đi làm đồng về thuận tiện cho việc
rửa chân, giặt giũ quần áo.
Kết cấu cầu Thê Húc mang nhiều nét
kiến trúc cổ xưa. Nó được phỏng theo hình một chiếc nhà gỗ của người dân
vùng châu thổ Sông Hồng. Nếu như làm nhà cần có mộng, trụ giá, cột,
khóa giang... như bộ khung nhà thì cầu Thê Húc cũng được thiết kế như
vậy. Trên là nhà, dưới là cầu, "thượng gia, hạ kiều," những ngôi chùa
ngoài ao hồ nổi tiếng hiện nay cũng được thiết kế dựa trên kiến trúc cầu
Thê Húc như cầu Ngói ở Huế, khu du lịch Hội An, chùa Thầy ở Sài Sơn, Hà
Nội...

Một điểm thu hút khách du lịch
Điểm tham quan gần nơi đây chính là tháp rùa và hồ hoàn kiếm:

Hồ hoàn kiếm
Tháp Rùa
Khách sạn tại hà nội:
Morning Star là một trong những khách sạn 2 sao đẹp nhất Hà Nội. Khách sạn nằm ngay cạnh hồ Hoàn Kiếm
thơ mộng và lãng mạn. Được thiết kế theo phong cách châu Âu, tinh tế
trong từng chi tiết, khách sạn hứa hẹn mang lại một kỳ nghỉ đầy thú vị
cho quý khách. Các phòng nghỉ của khách sạn được trang trí hài hòa,
độc đáo và mới mẻ giúp quý khách vừa thấy cảm giác thân thuộc như đang
sống trong ngôi nhà của mình, lại vừa có cái gì đó kỳ bí, mê hoặc và
muốn khám phá, tìm tòi. Ngoài ra, 32 phòng nghỉ đều được trang bị những
tiện nghi hiện đại càng làm tăng lên sự thoải mái cho bạn.
Từ trên tầng 7 của khách sạn là quầy bar với các loại đồ uống đặc sắc. Bạn có thể nhâm nhi ly cocktail nhiều màu sắc hay ly rượu mạnh và ngắm nhìn khung cảnh lung linh của hồ Hoàn Kiếm. Cùng với đó là nhà hàng phục vụ các món ăn Âu Á và đặc sản địa phương.
Khách Sạn Morning Star cũng làm hài lòng bạn bằng các dịch vụ đi kèm như: cung cấp tour du lịch, đặt vé máy bay, cho thuê xe du lịch…

Đặc sản và địa chỉ ăn uống tại hà nội:
Chân gà nướng:Quán Mĩ Miều-Phạm Ngọc Thạch, ngon, đông.
Chân gà nướng: ngã tư Trịnh Hoài Đức-Nguyễn Thái Học.
Bánh đa cua: Ngã ba Đặng Tất-Quán Thánh.
Bún Ốc: 73A Mai Hắc Đế ngon, nổi tiếng.
Bún Chả Hàng Mành : 1 Hàng Mành,
Bún Chả Sinh Từ : 80 Nguyễn Khuyến,
Bún Ngan: 73 Hai Bà Trưng, 5000đ/bát, ở đây có rất nhiều món về ngan.
Bún bò: 67 Hàng Điếu 8000đ/suất, ngon, đông.
Bún Thang: 29 hàng Hành, ngon.
Bún đậu: Lò Sũ,
Bún riêu cua: cuối phố Phan Bội Châu, cực ngon, rất đắt, đông, chỉ bán chiều.
Bún cá: 5 nguyễn Trường Tộ,
Miến lươn: Hàng Điếu, cạnh quán bún bò, ngon, cũng rẻ, nhiều món.
Cốm vòng Hà Nội
Phở Bò gia truyền hà nội.
Từ trên tầng 7 của khách sạn là quầy bar với các loại đồ uống đặc sắc. Bạn có thể nhâm nhi ly cocktail nhiều màu sắc hay ly rượu mạnh và ngắm nhìn khung cảnh lung linh của hồ Hoàn Kiếm. Cùng với đó là nhà hàng phục vụ các món ăn Âu Á và đặc sản địa phương.
Khách Sạn Morning Star cũng làm hài lòng bạn bằng các dịch vụ đi kèm như: cung cấp tour du lịch, đặt vé máy bay, cho thuê xe du lịch…

Đặc sản và địa chỉ ăn uống tại hà nội:
Chân gà nướng:Quán Mĩ Miều-Phạm Ngọc Thạch, ngon, đông.
Chân gà nướng: ngã tư Trịnh Hoài Đức-Nguyễn Thái Học.
Bánh đa cua: Ngã ba Đặng Tất-Quán Thánh.
Bún Ốc: 73A Mai Hắc Đế ngon, nổi tiếng.
Bún Chả Hàng Mành : 1 Hàng Mành,
Bún Chả Sinh Từ : 80 Nguyễn Khuyến,
Bún Ngan: 73 Hai Bà Trưng, 5000đ/bát, ở đây có rất nhiều món về ngan.
Bún bò: 67 Hàng Điếu 8000đ/suất, ngon, đông.
Bún Thang: 29 hàng Hành, ngon.
Bún đậu: Lò Sũ,
Bún riêu cua: cuối phố Phan Bội Châu, cực ngon, rất đắt, đông, chỉ bán chiều.
Bún cá: 5 nguyễn Trường Tộ,
Miến lươn: Hàng Điếu, cạnh quán bún bò, ngon, cũng rẻ, nhiều món.

Cốm vòng Hà Nội

Phở Bò gia truyền hà nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét