Những con đường cổ kính, những mái nhà
gỗ còn nguyên kiến trúc cổ, hay đơn giản chỉ là cánh đồng lúa và con bò,
con trâu, tất cả tạo ra một khung cảnh làng quê Bắc Bộ từ thuở xa xưa.
Qua hai cánh cổng làng đã bạc màu
sương gió, nằm dưới bóng một cây đa khổng lồ đã 300 năm tuổi, là những
ngõ xóm, đường làng, mái ngói, tường đá ong và các công trình kiến trúc
cổ xưa trong một không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một
làng thuần nông và dấu ấn của một nền văn minh lúa nước.
Đường Lâm có tới 956 ngôi nhà truyền
thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có
441, 350 và 165 nhà. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ năm 1649, 1703,
1850.... Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm vẫn lưu giữ được
bài văn cúng tế bằng chữ nho được viết bằng mực tàu trên một tấm ván.
Các chi tiết làm nên" linh hồn" của nhà cổ gồm có tường đá ong, cổng đá
ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên.

Những bức tường đá ong đã nhuốm màu thời gian ở làng cổ Đường Lâm.
Người phương xa đến đây dễ nhận ra nét
đặc sắc của làng cổ Đường Lâm, đó chính là những ngôi nhà gỗ với tường
xây bằng đá ong, nằm trong các khuôn viên có tường bao cũng bằng đá ong
và đường làng lát gạch nghiêng chạy giữa những bức tường ấy...

Ngôi nhà năm gian cổ kính của làng Đường Lâm là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới nơi đây.

Những ngôi nhà có niên đại tính bằng trăm năm tuổi nay vẫn tồn tại như linh hồn của ngôi làng cổ nổi tiếng này.
Cổng nhà hình quai giỏ, mềm mại về
đường nét và vững chắc nhờ vật liệu đá ong. Nhà quan lại thường có vòng
cửa mặt hồ phù, phía trên đắp hình long, ly, quy, phượng hay lưỡng long
chầu nguyệt. Mỗi ngôi nhà là một đồ gia bảo, là lịch sử, văn hoá và cũng
là nơi thờ tự thiêng liêng của mỗi dòng họ.

Nhịp sống nông thôn đồng bằng Bắc Bộ vẫn còn được lưu giữ cho tới tận ngày nay ở Đường Lâm.
Những khuôn cửa bức bàn già nua, khi
thường kẽo kẹt khép lại thế giới riêng, mỗi khi có việc lại được ngả ra
làm bàn. Các ngôi nhà trong làng đều có kiểu nội tự - ngoại khách, sân
nhà thấp hơn mặt đường, vào những ngày mưa, nước từ ngoài dồn vào trong
sân (tụ thủy sinh tài) rồi mới chảy thoát ra đường cống.
Đá ong là vật liệu có sẵn tại địa
phương do quá trình latêrit hoá tạo nên. Ngày xưa Quang Dũng viết: "Đất
đá ong khô nhiều ngấn lệ...". Quốc Oai, Thạch Thất cũng có rất nhiều đá
ong. Ở đồng bằng sông Hồng, các nhà khoa học đã chứng minh rằng có hai
vỉa đá ong lớn nằm ở Hà Tây và Bắc Ninh, mà Đường Lâm chỉ là một góc rất
bé của một vỉa. Đá ong khi chưa thành khuôn gạch thì mềm dẻo nhưng đẽo
lên rồi càng để càng cứng.

Những ngõ nhỏ nhuốm màu cổ kính và sự rêu phong của thời gian càng làm khung cảnh của Đường Lâm thêm thu hút.
Không thể xoá được hình ảnh của làng
chừng nào từng viên đá ong còn được dựng nhà. Từ xưa đến nay, đá ong ở
đây vẫn là thứ sẵn có nhưng nó lại là vật liệu quý để xây dựng nên các
công trình trong làng. Đặc tính của loại đá này là càng để lâu càng tốt,
khi xây không tốn nhiều công trát, song vẫn đảm bảo cho khối tường dày,
đủ làm mát nhà khi trời nóng, đủ sưởi ấm nhà khi trời lạnh.

Những ngôi nhà làm bằng đá ong có tác dụng giữ ấm khi mùa đông về.
Người làng Mông Phụ kể rằng: "Từ thời
cụ tổ đã có đá ong, loại đá này phải đào từ dưới lòng đất lên. Mỗi lần
đào rất khó vì mỗi viên thường to khoảng 15-40 cm". Năm tháng càng khiến
cho đá săn chắc, cứng cáp cũng như giúp con người Đường Lâm càng thêm
tin yêu vào nơi mình đang trải qua cuộc sống bình dị.
Người dân Đường Lâm, Sơn Tây rất
ý thức về giá trị văn hóa của làng mình. Họ biết rõ vẻ đẹp trầm mặc cổ
kính của những ngôi nhà cổ đang thu hút khách thập phương tìm về để nôn
nao cùng... quá khứ.

Khung cảnh làng Đường Lâm không chỉ cổ kính mà có nét gì đó thực sự thơ mộng, trữ tình.
Đến Đường Lâm, ta ngỡ ngàng trước một
làng cổ còn lưu giữ những sắc màu thời gian với một thế giới ẩn chứa
nhiều điều bí ẩn dần được hé mở. Giữa vòng xoáy hối hả của thời hiện đại
bên ngoài, Đường Lâm lặng lẽ khép mình vào một góc tưởng chừng bị quên
lãng. Sẽ còn có bao nhiêu khách lữ hành dừng chân nơi đây để cảm nhận và
hòa mình vào cái không khí u tịch của ngôi làng có mấy trăm năm tuổi?
Lưu giữ những gì quá vãng không phải
là một việc làm đơn giản những những người con sinh ra và lớn lên tại
mảnh đất truyền thống này từ thế hệ này sang thế hệ khác đều cố gắng hết
sức để giữ lại cho con cháu, những người trẻ tuổi một bức tranh sống
động và ý nghĩa về lịch sử hào hùng của dân tộc.
Khách sạn tại hà nội:
Nếu bạn có kỳ nghỉ dài ngày tại hà nội thì nên quay lại trung tâm thành phố để nghỉ lại và thưởng thức những đặc sản tại nơi đây vì tại thành cổ đường lâm không có khách sạn đẹp và nhiều quán ăn ngon như ở khu phố trung tâm, bạn nên đặt phòng tại khách sạn Golden Wings

Tọa lạc tại trung tâm thành phố, rất lý tưởng cho du khách đến Hà Nội,
Golden Wings Hotel gần với phần lớn các điểm tham quan nổi tiếng của
thành phố. Golden Wings Hotel tiêu chuẩn 3 sao sẽ mang đến một trải
nghiệm độc đáo với vị trí thuận lợi của nó tại một trong 36 Phố cổ. 31 phòng mang phong cách phương Đông và được trang bị đầy đủ các tiện nghi hiện đại. Hồ Hoàn Kiếm, Nhà hát Múa rối nước, Nhà hát lớn Hà Nội,
nhà hàng, quầy bar, trung tâm mua sắm & kinh doanh và giải trí có
thể dễ dàng đi bộ tới tham quan, làm cho khách sạn là một nơi yêu thích
của cả những du khách đến đây lần đầu tiên cũng như khách đến nhiều
lần.
Địa chỉ ăn uống tại hà nội:

Bún Ngan: 73 Hai Bà Trưng, ở đây có rất nhiều món về ngan.
Bún bò: 67 Hàng Điếu 8000đ/suất, ngon, đông.
Bún Thang: 29 hàng Hành, ngon.
Bún riêu cua: cuối phố Phan Bội Châu, cực ngon, rất đắt, đông, chỉ bán chiều.
Bún cá: 5 nguyễn Trường Tộ, 3000-5000đ/bát, quán dân dã, ngon.
Miến lươn: Hàng Điếu, cạnh quán bún bò, ngon, cũng rẻ, nhiều món.
Bún bò: 67 Hàng Điếu 8000đ/suất, ngon, đông.
Bún Thang: 29 hàng Hành, ngon.
Bún riêu cua: cuối phố Phan Bội Châu, cực ngon, rất đắt, đông, chỉ bán chiều.
Bún cá: 5 nguyễn Trường Tộ, 3000-5000đ/bát, quán dân dã, ngon.
Miến lươn: Hàng Điếu, cạnh quán bún bò, ngon, cũng rẻ, nhiều món.
Chân gà nướng, Phạm ngọc Thạch (Mĩ Miều), ngã tư Trịnh Hoài Đức-Nguyễn Thái Học, chợ đuổi Lê Đại Hành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét