
Đền Quán Thánh
Sau cổng ngoài là tam quan có cấu tạo như một phương đình. Điều đặc biệt, phía trên cổng giữa của tam quan đắp nổi tượng thần Rahu. Đây là vị thần trong thần thoại Ấn Độ, đã nuốt Mặt Trăng và Mặt Trời nên gây ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Một số đền ở Hà Nội cũng có sự hiện diện của thần Rahu bên ngoài cổng như đền Bạch Mã. Điều này nói lên phần nào sự hội nhập tín ngưỡng của người Việt Nam.

Bên phải, phía sau nhà bia, nằm sát đường Quán Thánh là đền thờ liệt sĩ. Đền được xây dạng phương đình (đình hình vuông), bên trong đặt bàn thờ với dòng chữ “Tổ quốc ghi công”; hai bên là hai cặp câu đối. Xung quanh tường treo ảnh của các liệt sĩ thuộc khu vực đền Quán Thánh. Điều này nói lên lòng biết ơn của nhân dân với các liệt sĩ đã hi sinh cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Qua sân bái rộng – nơi sắp xếp đội ngũ chuẩn bị cho nghi thức lễ đền – là đến cửa bái đường. Ở bậc tam cấp trước bái đường có hai lư hương lớn. Tiếp đến là bàn để chuẩn bị đồ tế lễ. Ngoài hiên bái đường, bên trái đắp nổi tượng cọp xuống núi, bên phải đắp nổi tượng cá hóa rồng. Ngoài ra, ở bên phải có bảng giới thiệu lịch sử tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ.
Trước kia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được làm bằng gỗ, đến năm 1677 được đúc lại bằng đồng đen. Tượng cao 3,07m, chu vi 8m, nặng 4 tấn. Tượng thần được đặt ở hậu cung. Tượng có khuôn mặt vuông, râu dài, tóc xõa, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây hơn ba thế kỷ.
Tại nhà bái đường còn một pho tượng nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này do các học trò của ông đúc để ghi nhớ công ơn của thầy. Ngoài ra, trong đền còn có chiếc khánh bằng đồng được đúc vào thời chúa Trịnh (thế kỷ 17 – 18) do đô đốc Lê Văn Ngữ quyên tiền để đúc thành. Chiếc khánh có chiều ngang 1,25m, chiều cao 1,1m.

Tượng Đức ông Trùm Trọng
Cũng như đền đình Kim Liên, đền Quán Thánh là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay. Đền Quán Thánh là một di tích có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc, nằm bên bờ Hồ Tây cùng với tiếng chuông Trấn Vũ đã hòa nhịp vào thiên nhiên, góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của vùng du lịch Hồ Tây – Hà Nội.

Khách sạn tại hà nội: Khách sạn Cherry
Khách sạn Cherry năm ngay trung tâm phố cổ Hà Nội. Từ khách sạn chỉ mất 2 phút đi bộ bạn có thể ngắm nhìn hồ Hoàn Kiếm thơ mộng, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc,... Ngay bên cạnh là Nhà hát múa rối Thăng Long, Ngân hàng, Bưu điện thành phố, hãng hàng không,...Hoặc bạn có thể đi dạo bộ qua những con phố nhỏ ngắm nhìn những cửa hàng bán đồ tơ lụa và lưu niệm từ lâu đã được bạn bè trên thế giới biết đến. Đội ngũ nhân viên đào tạo chuyên nghiệp, chu đáo chắc chẵn khi đến với khách sạn Cherry bạn sẽ cảm thấy hài lòng sau những chuyến đi

Một số địa chỉ ăn uống tại hà nội:
Các món nhậu : Ngõ Tạm Thương, rất nhiều món, rượu rất ngon, một chỗ rất tuyệt cho bạn bè hàn huyên tâm sự.
Lưỡi lợn: Đầu ngõ Nguyễn Khuyến, ngon.
Vó bò: Trên phố Hoà mã, đoạn gần ngã tư phố Huế, ngon, rẻ.
Gà tần: Quán Cây Si , đầu phố Tống Duy Tân từ Điện Biên Phủ rẽ vào, rất ngon.
Chân gà nướng:Quán Mĩ Miều-Phạm Ngọc Thạch, ngon, đông.
Cơm Phố: 292 Lê Văn Hưu, rất ngon, lạ miệng, đắt.
Bí đỏ: 105 K1 Giảng Võ, ngon, có mấy món đậu cực ngon. Cạnh bí đỏ còn có TexMex, với món đặc sản thịt đà điểu. Đối diện là Hot-Rock Café, rất nhiều món ngon(hơi đắt).
Cơm rang thập cẩm: ở ngã tư nguyễn Thái Học-Văn Miếu ngon
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét