Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Chùa liên phái

Chùa Liên Phái ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chùa Liên Phái hay chùa Liên Tông (hay còn gọi là chùa Liên Hoa) tọa lạc trên khu đất và ao sáu mẫu hai sào (khoảng 22.000 m2) ở phường Bạch Mai – huyện thọ xương – Kinh đô Thăng Long. là Tổ đình của Thiền phái Liên Tông.

Chùa Liên Phái
Trước kia đất chùa vốn là tư dinh của công tử Trịnh Thập (Thế danh của thiền sư Như Trừng Lân Giác 1696 – 1733), hiệu là Thượng sĩ Cao Thiền – hay Cứu sinh (con của Phổ Quang Vương Trịnh Bính) sinh ngày mồng 5 tháng 5 năm Bính Tý – Niên hiệu Chính Hòa thứ 17 (1696) đời Vua Lê Hy Tông tại Thanh Hóa, khi sinh trên trán Ngài có ấn hình chữ nhật. Sinh thời, ông luôn hướng về Phật Pháp. Một lần sai gia nhân đào khu đồi phía sau tư dinh (nay là vườn tháp sau chùa) để làm hồ nuôi cá vàng, thấy có một bong sen vàng, ngài cho là điềm xuất gia, bèn cải gia vị tự (biến nhà thành chùa) và đặt tên là chùa Liên Hoa, rồi ăn chay quyết chí tham thiền học Phật. Năm 1726, sau khi thụ giáo với Hòa thượng Chân Nguyên Chính Giác ở chùa Long Động trên núi Yên Tử, thiền sư Như Trùng Lân Giác (tức Công tử Trịnh Thập) nối tiếp ngọn đèn Pháp của bản sư, phối hợp với phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử và phái Thiền Lâm Tế ở Hà Bắc (Trung Quốc), lập ra phái Thiền Liên Tông. Phái này phát triển rộng khắp Bắc Hà (Đằng Ngoài). Sau khi Thiền sư Như Trừng Lân Giác viên tịch năm 37 tuổi, được các đệ tử hỏa táng, dựng tháp xá lị và làm tượng ngài để tôn thờ làm tổ thứ nhất của dòng Liên Tông (dòng hoa sen), từ đó chùa có tên là chùa Liên Tông

Đến thời vua Thiệu Trị (1841 – 1847) vì kỵ húy Vua (tên Vua là Miên Tông) nên phái Thiền Liên Tông phải đổi thành phái Thiền Liên Phái và chùa Liên Tông cũng được đổi thành chùa Liên Phái từ đấy.
Chùa đã được tu sửa nhiều lần, đợt sửa chữa lớn nhất vào năm Ất Mão (1855) sửa nhà tổ, nhà tăng, hành lang, tả hữu, tô tượng Phật, phải mất 6 năm liền mới hoàn thành. Đến năm Kỉ Tị (1869) Thiền sư Thanh Minh – Hiệu Lạc Sơn đã chủ trì việc trùng tu “xây thêm gác chuông, phía trước có tháp Cửu Phẩm, có nhà bia, phía sau có đồi vườn tháp xây tường bốn bên – Trước sau cõi Phật trang nghiêm rực rỡ”

Chùa Liên Phái và tháp Cửu Sinh đã trên 250 tuổi. Đây là ngôi tháp cổ nhất trong khu vực nội thành Hà Nội. Quy mô hiện nay của chùa không khác mấy so với lần sửa chữa giữa thế kỷ thứ 19.
Chùa đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào ngày 28-4-1962


 Địa điểm tham quan tiếp theo:
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Là nơi lưu giữ các hiện vật, tài liệu phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục tập quán của 54 dân tộc trên khắp cả nước. Nằm trên một khu đất rộng 3ha, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được khai trương vào cuối năm 1997. Ngay từ khi ra đời, nơi đây đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu văn hoá, dân tộc học trong nước và quốc tế.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Khách sạn tại hà nội: Khách sạn Satel
Chỉ mất chưa đầy 5 phút đi bộ để đến mua sắm,làm việc hay ăn uống tại khu phố ẩm thực Mai Hắc Đế hay Vincom Tower, Tràng Tiền Plaza, hai trung tâm mua bán và làm việc lớn và hiện đại nhất hiện nay cũng như để tìm tới sự thư giãn nơi Hồ Hoàn Kiếm thơ mộng với 36 phố phường, Đền Ngọc Sơn gắn liền với lịch sử, Chùa một cột, Múa Rối Nước thăng long truyền thồng hay thưởng thức ca nhạc tại Nhà Hát Lớn. 
Bạn cũng sẽ không phải mất thời gian để tìm kiếm những nhà hàng sang trọng nổi tiếng hay những món ăn dân dã như Chả Cá Lã Vọng, Bánh Cốm hay những quán Café rất đậm hương vị Hà Nội.  
Địa điểm ăn uống tại hà nội:
Bí đỏ: 105 K1 Giảng Võ, ngon, có mấy món đậu cực ngon. Cạnh bí đỏ còn có TexMex, với món đặc sản thịt đà điểu. Đối diện là Hot-Rock Café, rất nhiều món ngon(hơi đắt).

Các món nhậu : Ngõ Tạm Thương, rất nhiều món, rượu rất ngon, một chỗ rất tuyệt cho bạn bè hàn huyên tâm sự.
Lưỡi lợn: Đầu ngõ Nguyễn Khuyến, ngon.
Vó bò: Trên phố Hoà mã, đoạn gần ngã tư phố Huế, ngon, rẻ.
Gà tần: Quán Cây Si , đầu phố Tống Duy Tân từ Điện Biên Phủ rẽ vào, rất ngon.
Chân gà nướng:Quán Mĩ Miều-Phạm Ngọc Thạch, ngon, đông.
 


chùa nành ninh hiệp

Chùa Nành nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 17km về phía đông-bắc, thuộc xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm, Hà Nội. Chùa là một trong bốn ngôi chùa thờ Tứ Pháp vào loại lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam. Chùa Nành còn có tên gọi khác là chùa Pháp Vân tương truyền được xây dựng từ thời Lý. Chùa Nành còn được người dân trong làng gọi bằng cái tên dân dã là chùa Cả. Vì đây là chùa lớn nhất trong cụm các chùa trong làng. Làng có ba chùa là: chùa Cả (hay chùa Nành, tên chữ là Pháp Vân tự), chùa Khánh Ninh dựng năm 1664, chùa Đại Bi dựng năm 1673. Quy mô của chùa khá lớn, bao gồm: thủy đình, tam quan, tiền đường, cầu, tam bảo, tả vu, hữu vu, nhà Tổ, điện Mẫu và khu phụ. Phía trước chùa Nành là hồ nước rộng, thoáng mát. Điều này phù hợp với thuyết “phong thủy”.
Chùa Nành
Nằm trên thế đất “Rồng cuốn hổ chầu”, tổng thể kiến trúc chùa được trải dài với toà tiền đường 7 gian 2 dĩ, thiêu hương 6 gian và 3 gian thượng điện. Nhà giải vũ hai bên nối liền từ tiền đường xuống Điện mẫu. Nổi bật nhất trong tổng thể kiến trúc là toà thuỷ đình (cũng gọi là phương đình) được đặt trên hồ nước. Toà thủy đình với 2 tầng 8 mái. Tương truyền, nhà thuỷ đình do bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, vợ vua Lê Cảnh Hưng xây dựng vào thế kỷ 18 làm nơi múa rối nước trong những ngày hội làng. Tiếp đó là cổng ngũ môn xây 2 tầng kiểu vòm cuốn bằng chất liệu đá xanh. Toà tiền đường được xây theo kiểu độc đáo, hiếm thấy ở các ngôi chùa thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sát hai bên hồi người ta đã xây nổi lên 2 góc mái nhỏ, mỗi góc 4 mái, có 4 đao con cong vút toả ra 4 phía: đó là gác chuông và gác khánh. Nằm giữa 2 góc là đôi rồng chầu mặt nguyệt lớn, tạo cho tổng thể kiến trúc uy nghi, đường bệ mà vẫn gần gũi với đời thường. Bộ vì làm theo 1 kiểu: “thượng cốn, hạ kẻ”. Đây là một nét đặc trưng riêng của kiến trúc chùa Nành. Toà thượng điện có nền cao hơn (90cm – 1m) so với các kiến trúc xung quanh.
 
Chùa Nành có tổng số 116 tượng, gồm tượng Phật, tượng Mẫu, tượng Hậu được tạo tác tỉ mỉ. Nhiều tượng mang niên đại nghệ thuật cuối thế kỷ 17, tiếp đến là những tượng của thế kỷ 18 và tượng của thế kỷ 19. Ở hành lang của chùa còn có các vị tổ Truyền đăng (tức những vị tổ đem ánh sáng của Phật nối nhau truyền đạo cho đời) mà người Việt thường gọi là Thập Bát La Hán. Đáng lưu ý là hình tượng 1 vị Tổ được tạc trên hòn đá tự nhiên. Đây là một hiện tượng rất riêng biệt ở chùa Nành mang đầy chất nghệ thuật truyền thống của người Việt. Hệ thống di vật trong chùa cũng vô cùng phong phú về thể loại và chất liệu như bia đá, chuông đồng, khánh đồng, thần phả, sắc phong cổ và quý qua các triều đại Mạc – Lê – Tây Sơn – Nguyễn. Đáng lưu ý là quả chuông “Pháp Vân tự hồng chung” niên hiệu Thịnh Đức 1 (1653). Chuông mang phong cách thời Mạc ở thế kỷ 17 với nghệ thuật điêu khắc đặc biệt: quai chuông đúc hình lưỡng long chạy ra đuôi rồng chầu vào nhau, đầu rồng  bò xuống thân chuông. Chuông đúc núm, mỗi núm trang trí các hình hoa cúc, viền chuông trang trí cánh sen cách điệu, vai chuông thon, đáy nở. Cùng với niên đại và phong cách nghệ thuật trang trí trên thân chuông, có thể xếp đây là một trong không nhiều quả chuông cổ và quý còn lại trong các ngôi chùa ở nước ta.
 
Ngôi chùa hiện nay còn lưu giữ 3 tấm bia đá cùng nhiều pho tượng gỗ phủ sơn rất quý như bộ tượng Tam Thế Phật (tượng cao 0,80m, tòa sen và đế cao 0,70m), tượng Tuyết Sơn (cao 0,73m), tượng Bát bộ Kim Cang (cao 1,56m), tượng Thập Điện Minh Vương (cao 1,35m), tượng Thập bát La-hán (cao 1,08m),…  Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa Nành còn có tượng bà Nành – đây là dấu tích của sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam.
 
Đến chùa Nành vào những ngày thường trong năm, du khách phải qua cổng phụ, cổng chính chỉ mở vào ngày lễ hội. Bước qua cánh cổng ấy, du khách thực sự phải giật mình trước vẻ thanh tịnh, cổ kính hiếm thấy ở đây. Tuy cũng đã qua nhiều lần trùng tu nhưng hiếm có di tích nào lại giữ được vẻ cổ kính trầm mặc như nơi đây. Phía trước thượng điện, chạy dài hai bên là những gian nhà bia – ngói đã lên rêu ngả màu. Những cột gỗ không được sơn bóng loáng mà thấm đẫm màu sắc bàng bạc của thời gian.
Hội chùa Nành cũng là một trong những lễ hội đặc sắc ở Hà Nội hiện nay. Hội được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 6 tháng 2 (âm lịch) hằng năm. Tại hội chùa, các trò chơi dân gian được tổ chức sôi nổi như: bơi thuyền, thi nấu cơm, thi nâng cây phan và các nghi lễ như cầu mưa, cầu nước, cầu phồn thực của cư dân với nền nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng sông Hồng.
Chùa Nành đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1989

Khách sạn tại hà nội:
Khách Sạn Vesna sang trọng tọa lạc ở khu vực đang phát triển của Hà Nội, ngay gần sông Hồng và cầu Long Biên cổ kính. Khách sạn là điểm thuận lợi với các doanh nhân và khách du lịch khi đến công tác, tham quan tại Hà Nội.
Các phòng của Khách Sạn Vesna đặc trưng với trang trí trang nhã với các nét Việt Nam truyền thống. Mỗi phòng được trang bị với một truyền hình cáp và tiện nghi pha trà / cà phê. Một số phòng chọn lọc đi liền với ban công nhìn ra thành phố.


Địa chỉ ăn ngon tại hà nội:
Cháo trai: 26 Trần Xuân Soạn, ngon, đông(nhưng có vẻ như cháo có vị ngọt).
Cháo gà: 45 Lý Quốc Sư,chỉ bán tối, quán vỉa hè, ngon, đặc biệt có món chân gà hầm nhừ.
Cháo Lòng-Tiết Canh: 7 Lê Duẩn, cạnh đường tàu, nổi tiếng, ngon.

Cơm Phố: 292 Lê Văn Hưu, rất ngon, lạ miệng, đắt.
Bí đỏ: 105 K1 Giảng Võ, ngon, có mấy món đậu cực ngon. Cạnh bí đỏ còn có TexMex, với món đặc sản thịt đà điểu. Đối diện là Hot-Rock Café, rất nhiều món ngon(hơi đắt).
Cơm rang thập cẩm: ở ngã tư nguyễn Thái Học-Văn Miếu ngon hơn nhiều.
 

 

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Chùa Phổ Giác

Chùa Phổ Giác Phố Ngô Sĩ Liên, thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Chùa thờ Phật, tại đây còn thờ ông Phan Cảnh Điệp, một người có tài huấn luyện voi dưới thời vua Lê- chúa Trịnh. Chùa được khởi dựng bên bờ hồ Hoàn Kiếm trong khoảng năm 1770-1774 dưới thời Hậu Lê, Chùa còn có tên là chùa Tàu Tượng. sở dĩ chùa có tên Tàu Tượng vì đây vốn là nơi tập trung các tàu voi của đơn vị tượng binh đời Lê, có cả ngôi miếu Dương Võ có khắc văn bia Dương Võ bi kí, thờ ba vị có công luyện tập voi chiến, xem như ba tổ sư công tượng. Sang đời Nguyễn, miếu bị đổ nát, bia được chuyển sang chùa Phổ Giác. Tới khi Pháp chiếm Hà Nội và lấy đất chùa xây tòa đốc lý (nay là Trụ sở UBND thành phố Hà Nội), chùa phải dời xuống khu vườn của Viện Thái Y cũ, tức ở cuối phố Ngô Sĩ Liên ngày nay. Chùa vẫn giữ tên Phổ Giác và dân chúng vẫn quen gọi là chùa Tàu. Tấm bia Dương Võ cũng được chuyển theo, hiện vẫn còn trong chùa.

 Du Lịch Hà Nội: Chùa Phổ giác (Phổ Giác tự)
Chùa Phổ giác
Chùa Phổ Giác có ý nghĩa là phổ cập và giác ngộ Phật pháp cho các phật tử và nhân dân.
Ngoài thờ Phật, thờ Mẫu như nhiều chùa khác, chùa còn thờ Phan Cảnh Điệp, một người luyện voi giỏi thời vua Lê, chúa Trịnh. Tương truyền Phan Cảnh Điệp là người Nghệ An. Đời Lê Hiển Tông có 1 con voi xổng chuồng, chạy tới Trường Thi phá phách lung tung, làm dân sợ hãi. Chúa Trịnh bèn ra lệnh ai có tài bắt được voi quay về chuồng sẽ trọng thưởng. Lúc ấy Phan Cảnh Điệp liền tới ngay, nhảy lên lưng voi, dùng búa sắt đánh vào đầu tỏ rõ uy lực buộc voi phải quay về trước điện Kính Thiên. Chúa Trịnh thấy thế mừng lắm trọng thưởng, thăng làm đội trưởng, phong hàm lục phẩm. Sau này ông còn cưỡi voi xông vào phá giặc nhiều trận nên được phong Quận Công. Phan Cảnh Điệp nhận tước nhưng không làm quan mà lại vào chùa thụ giới và niệm Phật. Tấm bia ở chùa có đoạn nói rất rõ vai trò của voi trong chiến trận và vai trò của Quận Công trong việc luyện voi giỏi ra sao. Hiện trong chùa có tượng chân dung Phan Cảnh Điệp được thờ ở hậu cung.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ độc đáo, hiện còn Tam quan, chùa chính, nhà mẫu và nhà Tổ. Tam quan được xây dựng theo kiểu đá vòm cuốn. Đây là một Tam quan đẹp và độc đáo trong kinh thành Thăng Long. Tam quan không xây dựng cao rộng bề thế mà tính độc đáo của nó là được cấu tạo bởi những hòn đá để mộc tạo thành hình một con sư tử lớn đang há miệng quỳ về phía  bắc kinh thành Thăng Long. Các cánh cửa Tam quan được ghép bằng những thanh gỗ dài, đẽo tròn lại với nhau mô phỏng hình dáng cây tre. Kiểu Tam quan đá vòm này vừa đẹp vừa mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Song ở đây có một ý nghĩa lớn nhất là chùa Phổ Giác là một trong những sơn môn lớn nhất của phái Tào Động – một thiền phái du nhập vào Việt Nam thế kỉ 17 – gắn với Tào Động là núi, bởi vậy cách tạo tác của Tam quan gợi về việc tu trên núi của phái này.
Tiền đường có bảy gian tường hồi bít đốc, lợp ngói ta. Hậu cung nối với tiền đường thành hình chữ đinh. Tòa điện Mẫu sáu gian, bốn gian thờ và hai gian tiếp khách. Nhà thờ Tổ cũng có sáu gian, giữa tòa điện Mẫu và nhà thờ Tổ là nhà khách.
 
Hệ thống Tượng Phật và đồ thờ được bố trí rất đa dạng và phong phú với 20 tượng ở chùa chính, 11 pho ở nhà Mẫu, 6 pho ở nhà Tổ. Trong chùa còn Thần phả ghi công đức của Phan Cảnh Điệp, còn có tấm bia nói về nghề thuốc và dựng Y Miếu, hoành phi, câu đối, 13 tấm bia, 3 chuông đồng, 1 đôi ngựa đá, ngai và bài vị, khám thờ, nhang án, cửa võng được trang trí hoa văn, long, ly, quy, phượng, tứ quý cùng điển tích Phật giáo theo lối trang trí cổ truyền. Chùa còn nhiều đồ thờ tự khác với chất liệu đồng, gỗ, gốm sứ…
Chùa Phổ Giác đã qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa, các bia dựng năm 1856 – 1876 còn ghi rõ việc tu sửa chùa, đôi câu đối ngoài trụ biểu ghi năm Bính Tuất 1886 trùng tu lại tượng Phật, năm Kỷ Sửu 1889, sửa sang lại các nội thất, tiền đường, hậu cung, nhà thờ Tổ. Và đến năm 1951, chùa được trùng tu lại như hiện nay.
Chùa được xếp hạng Di tích Lịch sử Nghệ thuật Kiến trúc vào 2/10/1991.

Địa điểm tham quan tiếp theo:
Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
 Địa chỉ ăn uống tại hà nội:
Mì vằn thắn : Đình Ngang, một chỗ tuyệt vời, trong quán có nhiều đồ cổ, đặc biệt có 1 đàn mèo hơn 10 con,rất khôn, tha hồ mà vuốt ve, chủ quán tận tình.
Bánh đa cua: Ngã ba Đặng Tất-Quán Thánh.
Bún Ốc: 73A Mai Hắc Đế , ngon, nổi tiếng.
Bún Chả Hàng Mành : 1 Hàng Mành, ngon, nổi tiếng.
Bún Chả Sinh Từ : 80 Nguyễn Khuyến, ngon, nhưng ồn ào.
Bún Ngan: 73 Hai Bà Trưng, ở đây có rất nhiều món về ngan.
Bún bò: 67 Hàng Điếu, ngon, đông.
Bún Thang: 29 hàng Hành, ngon.
Bún đậu: Lò Sũ, quán lề đường,
Bún riêu cua: cuối phố Phan Bội Châu, cực ngon, rất đắt, đông, chỉ bán chiều.

 
Khách sạn tại hà nội: Khách sạn New Moon
Nằm đối diện với ga Hà Nội, Khách sạn New Moon là nơi lý tưởng cho quý khách khi đến Hà Nội. Khách sạn cũng có vị trí thuận lợi để đến với khu phố cổ, Văn Miếu, Lăng Chủ tịch hay các trung tâm mua sắm, thương mại trong thành phố.
Hệ thống các phòng ngủ của New Moon được thiết kế và trang trí tinh tế với những bức tranh lấy cảm hứng từ nền văn hóa của dân tộc kết hợp với những tiện nghi hiện đại mang đến cảm giác ấm cúng, gần gũi. Một số phòng nghỉ có cửa số và ban công giúp bạn có thể “view” toàn cảnh của ga Hà Nội.
Được bố trí trên tầng 9 của khách sạn là nhà hàng và quầy bar yên tĩnh và thoáng mát. Nếu tại nhà hàng, bạn được thưởng thức các món ăn Âu, Á hay Việt Nam trong nền âm nhạc du dương; thì tại quầy bar, bạn lại có cơ hội nếm thử các loại cocktail nổi tiếng. Đặc biệt, từ vị trí này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phố phường Hà Nội từ trên cao.


Đền ngọc sơn

Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc Sơn thuộc hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc Sơn lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc.
Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày ngôi đền bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 – 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 – 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).
Cổng ngoài của đền Ngọc Sơn
Theo sách “Hà Thành linh tích cổ lục” thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã có đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.
Cầu thê Húc dẫn lối vào đền Ngọc Sơn
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền chính gồm hai ngôi đền nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn song – ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.

 Hồ hoàn kiếm

Tháp rùa
Khách sạn tại hà nội: Khách Sạn Hanoi Blue Moon
Nằm trong hệ thống khách sạn Royal, Khách Sạn Hanoi Blue Moon cũng giống như các khách sạn khác trong hệ thống, có vị trí thuận lợi, ở trung tâm Phố cổ, nơi thuận tiện để khám phá những danh lam thắng cảnh, đến các trung tâm mua sắm, vui chơi, giải trí của thủ đô.
Khách Sạn Hanoi Blue Moon gồm 25 phòng nghỉ với đầy đủ trang thiết bị hiện đại như: điều hoà, bình nóng lạnh, tivi, tủ lạnh, bồn tắm. Đặc biệt, khách sạn có hệ thống thông tin điện thoại, fax, internet hiện đại, đảm bảo thông suốt.
Cùng với các phòng nghỉ là phòng hội nghị cũng được trang bị những thiết bị nghe, nhìn hiện đại đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tổ chức hội họp của khách hàng. Nhà hàng và quầy bar sang trọng tạo không gian lý tưởng cho các buổi họp mặt, sum họp gia đình, bạn bè hay đơn giản là thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Tất cả sẽ làm nên một kỳ nghỉ thật ấn tượng và đáng nhớ cho quý khách.

Địa chỉ ăn uống tại hà nội:
Nem chua nướng : ngã 4 Hàng Bồ-Hàng Bạc, chỉ bán tối.
Bánh trôi Tầu: 30Hàng Giầy, quán của Nghệ sĩ Phạm Bằng.
Bánh gối : 52 Lý Quốc Sư,

Bún đậu: Lò Sũ, quán lề đường,
Bún riêu cua: cuối phố Phan Bội Châu, cực ngon, rất đắt, đông, chỉ bán chiều.
Bún cá: 5 nguyễn Trường Tộ, quán dân dã, ngon.
Miến lươn: Hàng Điếu, cạnh quán bún bò, ngon, cũng rẻ, nhiều món.
Miến lươn: Cuối phố Yên Ninh, ngon, rẻ, bề ngoài quán hơi nhỏ, trong rộng, ấm cúng, nhiều món.
Miến lươn Nghệ An: 112 Nghi Tàm
Cháo trai: 26 Trần Xuân Soạn, đông(nhưng có vẻ như cháo có vị ngọt).
Cháo gà: 45 Lý Quốc Sư, chỉ bán tối, quán vỉa hè, ngon, đặc biệt có món chân gà hầm nhừ.
Cháo Lòng-Tiết Canh: 7 Lê Duẩn, cạnh đường tàu, nổi tiếng, ngon.
 

 


Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

đền quán thánh

Đền Quán Thánh nằm ở góc đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) và phố Quán Thánh trông ra Hồ Tây (đời Lê thuộc đất phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam Hồ Tây). Đền còn được gọi là Trấn Vũ Quan, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ – trấn hướng bắc của kinh thành Thăng Long. Đền được xây dựng vào năm 1010 dưới triều vua Lý Thái Tổ. Sau khi dời Đô về Thăng Long, vua cho rước bài vị của thần về ở phía tây bắc thành, gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế Quán – phúc thần của kinh thành. Đền là một trong Thăng Long tứ trấn (4 vị thần trấn thành Thăng Long): thần Huyền Thiên trấn phía bắc, thần Bạch Mã trấn phía đông (đền Bạch Mã), thần Linh Lang trấn phía tây (đền Voi Phục), thần Cao Vương trấn phía nam (đền Kim Liên).
Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh được xây dựng theo kiểu kiến trúc Trung Quốc, bao gồm: tam quan, sân, ba lớp nhà tiền đế, trung đế, hậu cung. Cổng ngoài của đền nằm trên lề đường Thanh Niên. Cổng có bốn cột trụ với tượng bốn con phượng hoàng đấu lưng với nhau và con nghê trên đỉnh. Ở hai bên là hai bức bình phong đắp nổi hình mãnh hổ hạ sơn. Phía trên là tượng đắp nổi hình cá hóa rồng. Ở các mặt trước và sau của bốn cột trụ được trang trí bởi những cặp câu đối đỏ trông rất nổi bật.
Sau cổng ngoài là tam quan có cấu tạo như một phương đình. Điều đặc biệt, phía trên cổng giữa của tam quan đắp nổi tượng thần Rahu. Đây là vị thần trong thần thoại Ấn Độ, đã nuốt Mặt Trăng và Mặt Trời nên gây ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Một số đền ở Hà Nội cũng có sự hiện diện của thần Rahu bên ngoài cổng như đền Bạch Mã. Điều này nói lên phần nào sự hội nhập tín ngưỡng của người Việt Nam.
Qua tam quan, du khách sẽ đến với nhà bia bên trong đền. Nhà bia có lưu văn bia do Tiến sĩ Lê Hy Vinh (nguyên Học chính tỉnh Thanh Hóa) soạn, Nguyễn Văn Ninh (Lệ mục huyện Thọ Xương) trông coi việc khắc bia. Nội dung bia nói về các thời điểm trùng tu đền. Trong đó có câu: “… Có thể làm cho giang sơn này đẹp hơn lên phải chăng chỉ có người Hà Nội? Dân khí đã hòa thì thần ban phúc cho. Điềm lành không đợi phải nói. Nay viết để khắc vào bia đá. Năm Tự Đức thứ 10 (1857) tháng 5, ngày tốt.”
Bên phải, phía sau nhà bia, nằm sát đường Quán Thánh là đền thờ liệt sĩ. Đền được xây dạng phương đình (đình hình vuông), bên trong đặt bàn thờ với dòng chữ “Tổ quốc ghi công”; hai bên là hai cặp câu đối. Xung quanh tường treo ảnh của các liệt sĩ thuộc khu vực đền Quán Thánh. Điều này nói lên lòng biết ơn của nhân dân với các liệt sĩ đã hi sinh cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Qua sân bái rộng – nơi sắp xếp đội ngũ chuẩn bị cho nghi thức lễ đền – là đến cửa bái đường. Ở bậc tam cấp trước bái đường có hai lư hương lớn. Tiếp đến là bàn để chuẩn bị đồ tế lễ. Ngoài hiên bái đường, bên trái đắp nổi tượng cọp xuống núi, bên phải đắp nổi tượng cá hóa rồng. Ngoài ra, ở bên phải có bảng giới thiệu lịch sử tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ.

Trước kia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được làm bằng gỗ, đến năm 1677 được đúc lại bằng đồng đen. Tượng cao 3,07m, chu vi 8m, nặng 4 tấn. Tượng thần được đặt ở hậu cung. Tượng có khuôn mặt vuông, râu dài, tóc xõa, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây hơn ba thế kỷ.
Tại nhà bái đường còn một pho tượng nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này do các học trò của ông đúc để ghi nhớ công ơn của thầy. Ngoài ra, trong đền còn có chiếc khánh bằng đồng được đúc vào thời chúa Trịnh (thế kỷ 17 – 18) do đô đốc Lê Văn Ngữ quyên tiền để đúc thành. Chiếc khánh có chiều ngang 1,25m, chiều cao 1,1m.
Tượng Đức ông Trùm Trọng
Ngoài nghệ thuật đúc đồng, đền Quán Thánh còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc trên cửa, cột, xà và hơn 60 bài thơ hoành phi câu đối viết bằng chữ Hán. Tác giả của các bài thơ này là những người đạt khoa bảng cao như: Thám hoa, Bảng nhãn, Bố chánh, Đốc học,… trong đó có cả thơ của vua Minh Mạng. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền, các đề tài như tứ linh, dơi, cá, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới… được chạm khắc một cách tinh xảo, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.
Cũng như đền đình Kim Liên, đền Quán Thánh là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay. Đền Quán Thánh là một di tích có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc, nằm bên bờ Hồ Tây cùng với tiếng chuông Trấn Vũ đã hòa nhịp vào thiên nhiên, góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của vùng du lịch Hồ Tây – Hà Nội.

Khách sạn tại hà nội: Khách sạn Cherry
Khách sạn Cherry năm ngay trung tâm phố cổ Hà Nội. Từ khách sạn chỉ mất 2 phút đi bộ bạn có thể ngắm nhìn hồ Hoàn Kiếm thơ mộng, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc,... Ngay bên cạnh là Nhà hát múa rối Thăng Long, Ngân hàng, Bưu điện thành phố, hãng hàng không,...Hoặc bạn có thể đi dạo bộ qua những con phố nhỏ ngắm nhìn những cửa hàng bán đồ tơ lụa và lưu niệm từ lâu đã được bạn bè trên thế giới biết đến. Đội ngũ nhân viên đào tạo chuyên nghiệp, chu đáo chắc chẵn khi đến với khách sạn Cherry bạn sẽ cảm thấy hài lòng sau những chuyến đi

Một số địa chỉ ăn uống tại hà nội:
Các món nhậu : Ngõ Tạm Thương, rất nhiều món, rượu rất ngon, một chỗ rất tuyệt cho bạn bè hàn huyên tâm sự.
Lưỡi lợn: Đầu ngõ Nguyễn Khuyến, ngon.
Vó bò: Trên phố Hoà mã, đoạn gần ngã tư phố Huế, ngon, rẻ.
Gà tần: Quán Cây Si , đầu phố Tống Duy Tân từ Điện Biên Phủ rẽ vào, rất ngon.
Chân gà nướng:Quán Mĩ Miều-Phạm Ngọc Thạch, ngon, đông.

Cơm Phố: 292 Lê Văn Hưu, rất ngon, lạ miệng, đắt.
Bí đỏ: 105 K1 Giảng Võ, ngon, có mấy món đậu cực ngon. Cạnh bí đỏ còn có TexMex, với món đặc sản thịt đà điểu. Đối diện là Hot-Rock Café, rất nhiều món ngon(hơi đắt).
Cơm rang thập cẩm: ở ngã tư nguyễn Thái Học-Văn Miếu ngon 

 

chùa tây phương hà nội

Chùa Tây Phương nằm trên ngọn núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chùa Tây Phương được ví như một bảo tàng tượng Phật với nhiều pho tượng cổ độc đáo, sống động, có hồn. Chùa được xây dựng từ lâu đời và đã được trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ 16, 17, 18. Năm 1554, chùa được xây lại trên nền cũ. Năm 1632, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Năm 1660, Tây Đô Vương Trịnh Tạc cho xây lại chùa mới. Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là “Tây Phương Cổ Tự” và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay. Chùa Tây Phương còn có tên gốc là Sùng Phức Tự và Hoàng Sơn Thiếu lâm tự.
Chùa Tây Phương
Chùa được đặt trên đỉnh núi cao hơn 100 mét. Để lên đến cổng chùa, du khách phải vượt qua 239 bậc lát đá ong. Dựa vào thế núi từ thấp lên cao, kiến trúc chùa Tây Phương được xây dựng theo kiểu chữ Tam, gồm ba ngôi chùa song song với nhau dọc theo sườn núi, mỗi chùa cách nhau 1,6m: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Mặc dù mỗi ngôi chùa mang một kiến trúc riêng biệt nhưng lại nằm trong một chỉnh thể hài hòa, thống nhất giữa không gian núi rừng trầm tịch và thoáng đãng.
Mỗi tòa nhà có hai tầng mái kiểu chồng diêm: mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn. Mái chùa có những góc đao cong vút được kết hợp bởi hai loại vật liệu chính là gỗ và đất nung, với những đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng rất sống động, vươn cao tới 2,2m. Xung quanh diềm mái của ba toà nhà đều được chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn rất công phu. Tường chùa xây toàn bằng gạch Bát Tràng, các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh, khắc hình cánh sen.
 
Không chỉ nổi bật với kiến trúc độc đáo, chùa Tây Phương còn là nơi tập trung những tác phẩm đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Hầu hết các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long… làm bằng gỗ trong chùa đều được bàn tay của các nghệ nhân chạm trổ những hình ảnh quen thuộc của dân tộc Việt Nam như: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù… Tác giả của những tác phẩm điêu khắc tinh xảo này chính là các nghệ nhân làng mộc trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn – làng mộc nổi tiếng nhất xứ Đoài thời bấy giờ.
Điểm nổi bật nhất ở chùa Tây Phương là các bộ tượng. Trong chùa có hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, như các bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn, tượng Bồ tát Di Lặc, tượng Bồ tát Văn Thù, tượng Bồ tát Phổ Hiền, … Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu. Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18. Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19.


Đặc biệt là tượng 18 vị La Hán được thờ ở chùa Thượng. Đó là 18 vị Sư tổ của Phật giáo. 18 bức tượng là 18 cá thể, mỗi người một dạng vẻ, một tư thế, ai nấy đều có nét riêng biệt, chân thực. Khi tới thăm các pho tượng nơi đây không ai không liên tưởng tới bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”
Tổ thứ 1: Ma Ha Ca Diếp Tôn giả đứng ở bên trái tượng Tuyết Sơn, là một người tuổi cao, ăn mặc nghiêm chỉnh, ánh mắt tinh tường, khoát tay ở thế chém. Đây là một pho tượng đặc tả cả dung mạo và tính cách.
Tổ thứ 2: A Nan Đà tôn giả được tạo dáng đứng thẳng chững chạc, những nếp áo chảy sóng, tỷ lệ các phần cân đối, cả hình dáng và nội tâm đều sáng láng.
Tổ thứ 3: Thương Na Hòa Tu tôn giả bày ở gian bên phải toà chùa trong, tạo hình là một ông già ngồi chân thõng chân co vắt ngang, một tay để trên đùi còn tay kia thu trong bọc, áo mặc nhiều nếp lượn để lộ ngực xương, đôi mắt xụp, miệng mím… tạo nên hình ảnh một ông già khắc khổ, luôn lo toan, suy nghĩ, sống nội tâm.

Tổ thứ 4: Ưu Ba Cúc Đa tôn giả. Đây là một pho tượng rất thành công trong sự cân đối và sống động.
Tổ thứ 5: Đề Ca Đa tôn giả được bày ở bên trái Tổ thứ 4, ở thế ngồi, hai tay đưa trước ngực gợi lại điềm lành, nhưng khuôn mặt đăm chiêu như có sự vướng mắc chờ đợi người xứng đáng để trao truyền y bát.
Tổ thứ 6: Di Giá Ca tôn giả được đặt ở giữa Tổ thứ 3 và Tổ thứ 5, thế đứng chững chạc, mặc áo dài nghiêm túc, tay phải thu trong bọc còn tay trái như bấm đốt lần tính, khuôn mặt có vẻ bàng hoàng ngơ ngác. Tượng có dáng vẻ bình tĩnh song nội tâm lại bất an.
Tổ thứ 7: Bà Tu Mật tôn giả được nghiên cứu rất kỹ để từng chi tiết phối hợp lại bộc lộ rõ tính cách lịch thiệp, trang trọng, ngoại hình gắn bó chặt chẽ với nội tâm.
Tổ thứ 8: Phật Đà Nan Đề tôn giả bày ở các góc ngoài phía bên phải toà chùa trong, là một người béo tốt, ngồi bệt, chân phải xếp bằng, chân trái chống nghiêng, tay trái để trên đùi, tay phải đang ngoáy tai. Đây là pho tượng đặc biệt sống động biểu hiện sự giao tiếp và ứng xử văn hoá uyên bác.
 
Tổ thứ 9: Phục Đà Mật Đa tôn giả được bày ở bên trái Tổ thứ 8, đang ngồi tựa mỏm đá, mặc áo nhiều nếp nhăn, để hở ngực và cánh tay. Tượng được nhấn mạnh những nét gồ ghề, tạo sự già dặn từng trải pha chút hóm hỉnh. Đây là tác phẩm thể hiện được một nội tâm khá phức tạp.
Tổ thứ 10: Hiệp tôn giả được bày ở bên trái Tổ thứ 9, tả cảnh ngài đang đứng tựa vào thân cây già, râu tóc đều rất ngắn, mặt bóng bẩy hóm hỉnh, tay phải cầm quạt, còn tay trái tỳ lên cổ tay phải, đôi mắt tròn sáng, miệng mím xít… Tất cả những đặc điểm biểu hiện đó là người hay quan sát, ít nói, có chí, rất giàu nghị lực.
Tổ thứ 11: Phú Na Dạ Xa là vị Tổ sư đã tìm được Mã Minh, giảng giải về Hiển giáo và Mật giáo, rồi truyền thanh tịnh pháp nhân cho làm Tổ thứ 12.
Tổ thứ 12: Mã Minh tôn giả đầy vẻ tự tin, thông minh, điềm tĩnh, rất chan hoà với mọi người.
Tổ thứ 13: Ca Tỳ Ma La tôn giả được đặt ở giáp tường hậu cuối gian bên trái toà chùa trong, đang bị mãng xà quấn quanh, nhưng Tổ vẫn điềm tĩnh đấu tranh chống lại cái ác.
 
Tổ thứ 14: Long Thụ tôn giả được đặt ở bên trái Tổ thứ 13, là vị Tổ duy nhất ngồi trên toà sen, với những đặc điểm: gò má cao, mắt nhắm, mũi nở, cằm nhọn thể hiện một nhà hiền triết uyên bác, ngồi tĩnh lặng nhưng nội tâm sôi động; là người từng trải, khắc khổ, xem nhẹ đời thường để suy tư hoàn chỉnh kinh pháp.
Tổ thứ 15 Ca Na Đề Bà là người đã truyền đại pháp cho La Hầu La Đa làm Tổ thứ 16.
Tổ thứ 16: La Hầu La Đa tôn giả được bày ở bên phải Tổ thứ 13. Tổ ngồi trên phiến đá, hai chân thả chạm đất, cây gậy tích trượng để tựa vai do tay trái giữ. Tổ là vị duy nhất chít khăn cùng với toàn thân cân đối muốn gợi sự quyền quý oai vệ.

Tổ thứ 17: Tăng Già Nan Đề tôn giả được bày ở góc trong bên trái của toà chùa trong. Tượng được tạc với khuôn mặt chữ điền rạng rỡ, ngồi tì cằm lên bàn tay úp đè nhau trên đầu gối, cánh mũi nở, gò má đầy, nhắm mắt, khép miệng nhưng mỉm cười. Toàn thể bức tượng toát lên vẻ chững chạc, chứa đựng tư tưởng lớn.
Tổ thứ 18: Già Da Xá Đa tôn giả bày ở bên phải tượng Tổ thứ 16. Tượng có những đặc điểm hết sức phóng khoáng khiến cho người xem có thể thả sức tưởng tượng nhiều tình huống xảy ra phía trước.
Chùa Tây Phương với bộ tượng La Hán điển hình nhất của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thế kỷ 18 đã là một công trình tôn giáo đặc sắc tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê.
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Hằng năm, chùa Tây Phương tổ chức hội chùa từ ngày mùng 6 đến mùng 10/3 âm lịch, thu hút du khách ở khắp mọi nơi đến chiêm bái. Chùa đã được Bộ Văn Hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962.
Khách sạn tại hà nội: Crowne Plaza West Hanoi
Tọa lạc tại trung tâm kinh tế mới của thủ đô, Crowne Plaza West Hanoi là điểm nhấn của tổ hợp thương mại và khu căn hộ cao cấp; chỉ cách Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia và Sân Vận Động Quốc Gia vài phút chạy xe. Khách sạn có 393 phòng trong đó có 40 phòng Suite với đầy đủ các dịch vụ và tiện nghi tại tầng Club. Với những khách hàng có nhu cầu về sự riêng tư, hay nhu cầu lưu trú lâu dài thì khu căn hộ cao cấp là lựa chọn hàng đầu. 
Du khách có thể thư giãn bên hồ bơi của khách sạn, tập thể hình tại phòng gym hoặc ghé thăm Lotus Spa để trải nghiệm những liệu trình chăm sóc cơ thể tuyệt vời tại đây. Việc lựa chọn ăn uống ở khách sạn cũng rất phong phú, nhà hàng Lackah với hàng loạt các món ăn truyền thống Việt Nam và quốc tế, cung cấp cho thực khách nhiều sự lựa chọn, từ buffet đến tự gọi món. Ngoài ra, du khách cũng có thể tìm thấy rất nhiều món ăn nhẹ và thức uống tại quầy bar ở bể bơi Lotus, hay quầy bar Barista với phong cách độc đáo ở khu sảnh.
 
Địa chỉ ăn ngon tại hà nội:
Bún Thang: 29 hàng Hành, ngon.
Bún đậu: Lò Sũ, quán lề đường,
Bún riêu cua: cuối phố Phan Bội Châu, cực ngon, rất đắt, đông, chỉ bán chiều.
Bún cá: 5 nguyễn Trường Tộ, quán dân dã, ngon.
Miến lươn: Hàng Điếu, cạnh quán bún bò, ngon, cũng rẻ, nhiều món.
Các món nhậu : Ngõ Tạm Thương, rất nhiều món, rượu rất ngon, một chỗ rất tuyệt cho bạn bè hàn huyên tâm sự.
Lưỡi lợn: Đầu ngõ Nguyễn Khuyến, ngon.
Vó bò: Trên phố Hoà mã, đoạn gần ngã tư phố Huế, ngon, rẻ.
Gà tần: Quán Cây Si , đầu phố Tống Duy Tân từ Điện Biên Phủ rẽ vào, rất ngon.
Chân gà nướng:Quán Mĩ Miều-Phạm Ngọc Thạch, ngon, đông.