Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

phủ tây hồ

Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ thờ bà chúa Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Nhìn trên bản đồ, Hồ Tây có hình giống như chiếc càng cua, nơi bán đảo nhô ra mặt nước, mỏm xa nhất, đẹp nhất, quanh năm dập dềnh sóng nước, êm ả mây trời, lảng bảng sương lam. Đây chính là nơi tọa lạc của Phủ Tây Hồ hay còn gọi là Phủ Mẫu Tây Hồ.
Phủ Tây Hồ Du Lịch Hà Nội: Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ
Tục truyền rằng: bà chúa Liễu Hạnh tên thật là Quỳnh Hoa – con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu. Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì nàng không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm.
Phủ Tây Hồ có quy mô không lớn lắm, nhưng ở vào vị trí mây nước hữu tình tuyệt đẹp, tạo ra cảm giác lâng lâng, thanh thoát cho khách hành hương mà trong lòng mang niềm tục lụy cần được giãi bày, cảm thông và giải tỏa. Phủ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế có Nam Tào Bắc Đẩu hầu hai bên, có tam Mẫu, đệ nhất là Mẫu Liễu Hạnh, đệ nhị là Mẫu Thượng Ngàn, đệ tam là Mẫu Thoải (tức là bà Chúa rừng và Bà chúa nước).

Vào đến sân, qua cái cổng có vòm cong, thấy ngay cây vối cổ thụ nằm nghiêng đã mấy trăm năm như con kỳ lân ngóng ra sóng gợn, còn trong phủ là vàng son, nhang khói, tượng Mẫu, tượng Bà Chúa Sơn Trang, tượng Cô, tượng Cậu, các quan…
Đến Phủ, không những là để tỏ lòng thành kính, thực hiện một ý nguyện cầu xin và giải tỏa nỗi niềm, thực hiện một nghi thức tâm linh… mà còn là để thư giãn tinh thần, thăm một cảnh đẹp, có nước mây thoát tục, một danh thắng hiếm có ngay giữa lòng Thủ đô Kẻ Chợ, gặp một chút xưa giữa nay, và tạm lắng nay lại để man mác cùng xưa, ru hồn mình vào mong ước tốt đẹp.
 
Cũng không hiểu từ đâu và từ bao giờ, trên đường vào Phủ và ngay trước cổng, mọc lên hàng trăm quán hàng ăn uống và các thứ hàng mua bán khác, trong đó có món ăn Hà Nội: bún ốc. Nói đến Phủ, người ta nghĩ ngay đến bún ốc quá quen, cũng như nói đến bún ốc, người ta hỏi nhau ngay: Phủ Tây Hồ chăng? Đã hình thành một dãy phố dài ngay trên bán đảo, trước khi dẫn đến nơi đất thiêng này. Nó chẳng khác nào miếng vá trên tấm áo thiên tiên, cần u huyền thanh tao cho tâm linh bay bổng, nhưng lại níu kéo về mặt đất.
Vào các ngày 7-8-9 tháng 3 âm lịch và những ngày rằm, mùng một âm lịch hàng tháng, không chỉ những người Hà Nội, mà khách hành hương từ nhiều nơi khác cũng kéo nhau về, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều an lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp hữu tình hồ Tây.

Khách sạn tại hà nội: Khách Sạn Fraser Suites Hà Nội

Nằm trên phố Xuân Diệu, Fraser Suites Hà Nội là một địa chỉ hàng đầu cho những người nước ngoài mong muốn một căn nhà gần nơi làm việc của họ và một nơi để nghỉ ngơi bình yên trong thành phố sôi động. Tất cả các dịch vụ và tiện nghi đạt tiêu chuẩn vàng. Khách sạn ở gần Hồ Tây chỉ 15 phút là tới khu kinh doanh buôn bán và giải trí, 30 phút lái xe từ sân bay Nội Bài Hà Nội.
Nằm từ tầng 6 đến tầng 25 mỗi căn hộ đều có cảnh Hồ Tây và Sông Hồng. Gồm 170 căn hộ với đồ đạc và thiết bị hiện đại, sang trọng và tao nhã, nó là một ngôi nhà được thiết kế phù hợp cho nhu cầu của khách du lịch theo mùa.
Chúng tôi bố trí rất đa dạng phù hợp với nhu cầu sống của bạn gồm: Suite 1 phòng ngủ, Suite 2 phòng ngủ, Deluxe 3 phòng ngủ, Executive 3 phòng ngủ...
Nhà cho thuê: mỗi căn hộ ở Fraser Suite có phòng khách riêng, phòng ăn, bếp, phòng ngủ...

Địa chỉ ăn uống ngon tại hà nội:
Phở gà: Trên đường Quán Thánh đoạn vườn hoa Hàng Đậu, chỉ bán sáng, rất ngon, rất đông.
Phở xào: cạnh hàng phở Bát Đàn đã nói ở trên, ngon, đông.
Mì vằn thắn : Đình Ngang, một chỗ tuyệt vời, trong quán có nhiều đồ cổ, đặc biệt có 1 đàn mèo hơn 10 con,rất khôn, tha hồ mà vuốt ve, chủ quán tận tình.
Bánh đa cua: Ngã ba Đặng Tất-Quán Thánh.
Bún Ốc: 73A Mai Hắc Đế, ngon, nổi tiếng.
Bún Chả Hàng Mành : 1 Hàng Mành, ngon, nổi tiếng.
Bún Chả Sinh Từ : 80 Nguyễn Khuyến, ngon, nhưng ồn ào.
Bún Ngan: 73 Hai Bà Trưng, ở đây có rất nhiều món về ngan.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Bảo tàng Chiến thắng B52

Bảo tàng Chiến thắng B52 nằm tại số 157 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Bảo tàng Chiến thắng B52 trưng bày các vũ khí, khí tài lập công của quân và dân Thủ đô trong trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, xác máy bay B52. Lưu giữ hình ảnh hiện vật về tinh thần quyết chiến, quyết thắng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân Thủ đô. Ngày 22/12/1997, tại 157 phố Đội Cấn, Hà Nội, bảo tàng Chiến thắng B52 chính thức khánh thành. Từ đó đến nay, mỗi năm hàng chục vạn lượt khách đã tới tham quan. Bạn bè bốn phương đã ghi nhận đây là một trong những bảo tàng độc đáo nhất thế giới…
Bảo tàng Chiến thắng B52
Không ai nghi ngờ về sự độc đáo của bảo tàng “Chiến thắng B52″, bởi lẽ trên thế giới không hiếm các hình thức bảo tàng, nhưng chỉ ở Việt Nam mới có dạng bảo tàng này. Cho dù bây giờ sự tiến bộ của khoa học đã tạo nên nhiều loại phương tiện, khí tài quân sự hiện đại, nhưng vào thời điểm năm 1972 máy bay B52 chính là con chủ bài của không quân chiến lược Mỹ và được chính quyền Mỹ coi là sự bất khả chiến bại khi gây chiến với các nước. Lúc đó, Mỹ muốn miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá, ngăn sự chi viện của miền Bắc với miền Nam, đã tiến hành cuộc đánh phá ồ ạt bằng không quân chiến lược vào Hà Nội và một số nơi ở miền Bắc. Dư luận quốc tế biết Hà Nội trở thành “túi bom” hứng chịu các đợt rải thảm bằng B52 đã không khỏi lo ngại kết cục bi thảm của thành phố nhỏ bé, nên hết sức kinh ngạc khi biết nhiều “pháo đài bay” đã bị bắn rơi tại chỗ.
 
Trên diện tích 1.200m² trưng bày trong nhà, tiếp theo phần giới thiệu quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang Thủ đô qua các thời kỳ là nội dung trọng tâm: trận “Điện Biên Phủ trên không” qua 12 ngày đêm tháng 12/1972. Qua những tài liệu, hình ảnh, hiện vật, du khách sẽ thấy rõ âm mưu thâm độc và dã man của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam. Những con số thống kê tưởng chừng rất khô khan, nhưng đã nói lên sự ác liệt của sự kiện: chỉ tính riêng trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, Mỹ đã sử dụng 726 lần B52, 3.120 lần máy bay chiến thuật và trút hàng chục nghìn tấn bom đạn xuống miền Bắc. Trong đó, tại Hà Nội, Mỹ đã sử dụng 444 lần B52 (chiếm 61% tổng số lần B52 tham gia cuộc tập kích), hơn 1.000 lần máy bay chiến thuật, ném hơn 1 vạn tấn bom đạn, giết hại 2.380 người và làm bị thương 1.355 người. Vẫn còn đó hình ảnh cảnh hoang tàn ở Hà Nội sau các đợt oanh tạc khủng khiếp tại các địa danh: Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai, ga Hà Nội… Và vẫn còn đó hình ảnh về những chia sẻ cộng đồng với những mất mát đau thương cùng những hình ảnh, hiện vật sinh động về cuộc chiến chấn động địa cầu của quân dân Thủ đô đánh trả quyết liệt các cuộc không kích tàn bạo của Mỹ, đập tan huyền thoại “ngoáo ộp” – bắn rơi 358 máy bay (trong đó có 25 chiếc B52).

Tại bảo tàng này có một phòng rất thu hút khách tham quan, đó là sa bàn tổng hợp diễn biến trận “Điện Biên Phủ trên không”, diện tích 200m², có không gian ba chiều (thể hiện địa hình khu vực gồm khu dân cư, các trận địa phòng không, điểm B52 rơi…) và khi phòng này hoạt động, hệ thống ánh sáng, âm thanh, tạo khói và phim video chiếu màn ảnh lớn đã tái tạo rất ấn tượng những khoảnh khắc lịch sử huy hoàng của Hà Nội. Khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng có diện tích 4.000m², trong đó trưng bày các vũ khí, khí tài mà quân, dân thủ đô đã lập công và một số mảnh xác máy bay Mỹ, một xác máy bay B52 có thân dài 48,07m, sải cánh 56,42m – bằng chứng thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ trong cuộc đánh phá miền Bắc Việt Nam và thủ đô Hà Nội
Góc triển lãm ảnh trận Điện Biên Phủ trên không Du Lịch Hà Nội: Bảo tàng Chiến thắng B52
Góc triển lãm ảnh trận Điện Biên Phủ trên không
Bảo tàng còn là nơi sinh hoạt văn hoá của nhiều đối tượng. Bảo tàng đã thu thập hồ sơ các di tích chiến thắng B52 tiêu biểu khác ở Hà Nội, như: di tích ghi dấu ấn của đế quốc Mỹ ở Khâm Thiên, di tích điểm B52 rơi đầu tiên ở Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn; di tích Sở chỉ huy phòng không nhân dân; di tích trận địa phòng không ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng; các trận địa tên lửa lập công trong 12 ngày đêm hào hùng vào năm 1972… Bảo tàng Chiến thắng B52 luôn xứng đáng là một trong những địa chỉ lịch sử văn hoá tiêu biểu ở thủ đô.

Khách sạn tại hà nội: Khách Sạn Hà Nội
Khách Sạn Hà Nội nằm bên hồ Giảng Võ đẹp nhất Hà nội và gần Trung Tâm Triển Lãm Thương Mại Quốc Tế. Khách sạn bao gồm 218 phòng ngủ sang trọng. Toàn bộ các phòng đều được tận hưởng cảnh đẹp của hồ, thành phố . Các phòng được trang bị tiện nghi hiện đại đem đến cho quý khách sự hài lòng và thoải mái.
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản sẽ làm cho bạn cảm nhận được sự mến khách của chúng tôi - Khách Sạn Hà Nội cũng phục vụ giải trí buổi tối và những đồ ăn Trung Quốc ngon nhất  – Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản sẽ làm cho bạn cảm nhận được sự mến khách của chúng tôi - Khách Sạn Hà Nội cũng phục vụ giải trí buổi tối và những đồ ăn Trung Quốc ngon nhất.

Địa chỉ ăn uống ngon tại hà nội:
- Quán chú Dũng "Béo" đối diện 20 Hàng Vôi.
- Gánh bún ngan của cô Nhàn, chợ Hàng Bè lúc 4h30.
- Quán trên đường Nguyễn Hữu Huân.
- Số 1 phố Lý Thái Tổ ngay chỗ ngã tư Lò Sũ - Nguyễn Hữu Huân, bán từ 16h.
- Bún ngan bán cả đêm cả 34 Cầu Gỗ.
- Bún ngan bà béo ngõ Tràng Tiền.
- Bún ngan ở ngã tư Cửa Đông đối diện gầm cầu nhìn sang.
- Quán cô Yến ở 65 Lý Nam Đế.
- Hàng chú béo ở Hàng Ngang - Hàng Đào.
- Bún ngan 18 Hàng Thùng.
- Quán đối diện nhà thờ Hàm Long.
- Đầu đường Tô Hiến Thành - Phố Huế, 



Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Bảo tàng cách mạng Việt Nam

Bảo tàng cách mạng Việt Nam nằm tại số 25 Tông Đản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bảo tàng cách mạng Việt Nam giới thiệu về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, Phát xít Nhật, Đế quốc Mỹ (từ giữa thế kỷ 19 đến 1975). Giới thiệu công cuộc xây dựng và bảo vệ nước Việt Nam.

Bảo tàng Cách mạng Việt nam Du Lịch Hà Nội: Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
Bảo tàng Cách mạng Việt nam
Mặt trước Bảo tàng Cách mạng quay ra đường Trần Quang Khải, mặt sau là phố Tông Đản. Tháng 12 nǎm 1954, Hội đồng Chính phủ quyết định xây dựng Viện Bảo tàng Cách mạng nhằm phục vụ cho việc thu thập hiện vật trên khắp miền Bắc và tới ngày 6/1/1959, Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam làm lễ khánh thành chính thức đi vào hoạt động.
- Phần thứ nhất: Thời kỳ đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam từ 1858 đến 1945  (từ phòng 1 đến phòng 9)
- Phần thứ hai: Cuộc kháng chiến chống các thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập, thống nhất tổ quốc từ 1945 đến 1975 ( từ phòng 10 đến phòng 24)
- Phần thứ ba: Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh từ 1975 đến nay (từ phòng 25 đến phòng 27)
Hai phòng cuối (phòng số 28 và phòng số 29) được sử dụng để trưng bày Bộ sưu tập “Tặng phẩm của nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam” với gần 300 hiện vật nguyên gốc. Điều này thể hiện sự biết ơn sâu sắc của toàn thể nhân dân Việt Nam và sự trân trọng của nhân dân thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đã làm nên những trang sử vàng chói lọi cho Cách mạng Việt Nam.
 
Tại đây, những giá trị truyền thống cách mạng của Đảng, những giá trị văn hóa dân tộc thời kỳ cận – hiện đại được trưng bày thông qua những hiện vật chân thực và sống động. Đó là minh chứng hùng hồn cho những thời kỳ lịch sử trọng đại mang tính chất bước ngoặt của đất nước. Với tổng diện tích 1.500m², Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã trưng bày, giới thiệu trên 2.100 hiện vật, hình ảnh, tư liệu trong 29 phòng.

Đến Bảo tàng Cách mạng, quý khách còn được xem những tư liệu rất quý như: Bộ sưu tập về những nǎm hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch và các vị lãnh tụ khác; sách báo của Đảng xuất bản vào thời kỳ 1920 – 1945; Những hiện vật quý và hiếm như: cờ Đảng nǎm 1930, cờ đỏ sao vàng nǎm 1941; bộ sưu tập vũ khí có lưỡi mác của đội xích vệ ở Nghệ An nǎm 1930, súng khai hậu của du kích Bắc Sơn (1941), nỏ của nhân dân Trà Bồng (Quảng Ngãi) khởi nghĩa nǎm 1958, bệ phóng tên lửa bắn tan xác máy bay B52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội tháng 12/ 1972…

Hệ thống trưng bày thường trực tại Bảo tàng sẽ cung cấp cho khách tham quan một cái nhìn toàn diện về những chặng đường lịch sử của dân tộc từ khi Pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất vào năm 1858 đến khi đất nước bước vào giai đoạn xây dựng và đổi mới. Ngoài ra, vào các dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm, để phục vụ cho các  hoạt động văn hóa, chính trị trong nước, Bảo tàng còn tổ chức trưng bày chuyên đề trong thời gian ngắn hoặc mang đi trưng bày lưu động tại các địa phương trong cả nước và cả ở một số bảo tàng các nước có quan hệ hợp tác. Hoạt động này nhằm giới thiệu lịch sử Việt Nam tới bạn bè thế giới và khu vực, nêu cao truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc của con người Việt Nam.
Triển lãm ảnh tại Bảo tàng Cách mạng Việt nam Du Lịch Hà Nội: Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
Triển lãm ảnh tại Bảo tàng Cách mạng Việt nam
Đặc biệt, Bảo tàng Cách mạng còn có những hoạt động rất thiết thực nhằm đưa lịch sử vào trường học, nâng cao kiến thức lịch sử cho học sinh, sinh viên đồng thời cung cấp những dụng cụ trực quan cho các thầy cô giáo trong việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường học. Bảo tàng đã xây dựng bộ trưng bày lưu động với đề tài Lịch sử cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam – các kỳ đại hội, 56 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh …trực tiếp đi phục vụ tại các trường đại học và phổ thông trung học trên  địa bàn Hà Nội và sau đó mở rộng các tỉnh lân cận và trên cả nước.
Với phương châm đưa Bảo tàng đến với đông đảo quần chúng nhân dân, trải qua 15 năm đổi mới, Bảo tàng đã tăng cường trưng bày lưu động bằng hiện vật gốc tại trên 20 tỉnh thành, theo nhiều đề tài khác nhau về lịch sử cách mạng Việt Nam, phục vụ hàng triệu lượt người xem. Đặc biệt, Bảo tàng Cách mạng còn có một kho lưu trữ hàng trăm ngàn hiện vật, tư liệu quý khác về Cách mạng Việt Nam từ năm 1858 đến nay mà chưa có điều kiện trưng bày.

Khách sạn tại Hà Nội: Khách Sạn Hanoi Aurora

Tất cả 20 phòng của khách sạn 2.5 sao này đều được thay đổi để đáp ứng các nhu cầu của du khách. Phòng không hút thuốc, điều hòa nhiệt độ, áo choàng tắm, bàn, máy sấy tóc, truy cập internet (không dây), truy cập internet, tivi nằm trong số các tiện nghi du khách sẽ thấy ở mỗi phòng. Để làm kỳ nghỉ của du khách hoàn thiện hơn, khách sạn ở Hà Nội này có dịch vụ phòng 24 giờ, thang máy, dịch vụ giặt là/giặt khô, nhà hàng, dịch vụ phòng, két an toàn. Du khách sẽ tìm thấy ở khách sạn hướng tới dịch vụ này các tiện nghi cao cấp đem lại giá trị tuyệt vời. Để đặt phòng tại Khách Sạn Hanoi Aurora Hotel Hà Nội, chỉ cần nhập ngày đến, đi của bạn vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi và gửi đi.
 
Địa chỉ ăn uống tại hà nội:
Cơm Phố: 292 Lê Văn Hưu, rất ngon, lạ miệng, đắt.
Bí đỏ: 105 K1 Giảng Võ, ngon, có mấy món đậu cực ngon. Cạnh bí đỏ còn có TexMex, với món đặc sản thịt đà điểu. Đối diện là Hot-Rock Café, rất nhiều món ngon(hơi đắt).

Các món nhậu : Ngõ Tạm Thương, rất nhiều món, rượu rất ngon, một chỗ rất tuyệt cho bạn bè hàn huyên tâm sự.
Lưỡi lợn: Đầu ngõ Nguyễn Khuyến, 40000đ/kg, ngon.
Vó bò: Trên phố Hoà mã, đoạn gần ngã tư phố Huế, ngon, rẻ.
Gà tần: Quán Cây Si , đầu phố Tống Duy Tân từ Điện Biên Phủ rẽ vào, 25000đ/con, rất ngon.
Chân gà nướng:Quán Mĩ Miều-Phạm Ngọc Thạch, ngon, đông.

 

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Đoan Môn

Đoan Môn là cửa chính của Tử Cấm Thành, thuộc Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Đoan Môn nằm trên đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội. Năm 1998, di tích Đoan Môn đã được Bộ Quốc phòng bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội với tổng diện tích quản lý là 3.970m². Công trình được mở cửa đón khách tham quan từ tháng 10/ 2001.
Đoan Môn
Đoan Môn quay mặt về hướng nam vì đây là hướng quan trọng nhất trong các công trình kiến trúc cổ truyền xưa của người Việt. Được khởi dựng từ đầu thời Lý và tu bổ, sửa sang vào thời Nguyễn, Đoan Môn là một trong số ít những công trình kiến trúc không bị phá hủy khi Thành Hà Nội bị quân Pháp triệt phá vào cuối thế kỉ 19. Từ sau năm 1954, khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực Thành Hà Nội (bao gồm cả Đoan Môn) trở thành trụ sở của Bộ Quốc phòng.

Đoan Môn gồm 3 tầng lầu. Tầng dưới cùng được xây theo kiến trúc tường thành cổ với 5 cổng thành nằm cân xứng gần như tuyệt đối qua trục thần đạo – trục chính tâm – của Hoàng thành Thăng Long. Lối kiến trúc này không chỉ mang ý nghĩa “hội tụ” về triều đình, mà còn giúp đoàn quân hộ giá nhà vua triển khai đội ngũ chỉnh tề. Mỗi cổng thành đều được cuốn vòm bằng gạch vồ và đá tảng hết sức công phu. Các cánh cổng thành được dựng từ những phiến gỗ lim nguyên khối, chạy trên một hệ thống bánh xe lớn bằng gỗ có bịt thép xung quanh. Cổng chính giữa dành riêng cho nhà vua, phía trên gắn tấm biển đá ghi 2 chữ Hán “Đoan Môn”.

Tầng thứ 2 có hệ thống cửa trổ đều ra các hướng. Trên cửa chính giữa của tầng lầu thứ 2 có đắp nổi 3 chữ Hán “Ngũ Môn Lầu”. Mặt sàn của tầng lầu thứ 2 rất rộng rãi, là nơi nhà vua ngự giá để cổ vũ tinh thần binh sỹ trước khi xuất trận, đón tướng sỹ thắng trận trở về hay xem biểu diễn võ thuật, trò chơi dân gian ở phía dưới. Tầng lầu thứ 3 được dựng theo lối vọng lâu, nóc lầu gồm 2 tầng 8 mái, các góc mái được trang trí bằng hình tượng rồng cuốn


Địa điểm tham quan gần đấy:
Nhà sàn Bác Hồ
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời.

Khách sạn tại hà nội:
Khách Sạn Fortuna Hà Nội

Nằm ở vị trí thuận tiên ngay giữa trung tâm thương mại và ngoại giao sầm uất của Hà Nội, khách sạn 4 sao Fortuna có 200 phòng rộng rãi với đầy đủ trang thiết bị phục vụ nghỉ ngơi và công tác.
Phục vụ cho nhu cầu thư giãn, khách sạn có một spa và trung tâm thể chất hiện đại, câu lạc bộ đêm với hệ thống karaoke, nhạc sống và máy bán hàng tự động, khu chơi bowling với 24 đường lăn. Ngoài ra khách sạn còn phục vụ hàng loạt các món ăn đặc sắc và có riêng một nhà hàng Trung Hoa hảo hạng. Phục vụ cho nhu cầu công tác, khách sạn có một trung tâm thương vụ và khu vực phục vụ tiệc với quy mô lớn và hội họp, tất cả đều được trang bị đầy đủ và hiện đại.

Địa chỉ ăn ngon tại hà nội:
Phở xào: cạnh hàng phở Bát Đàn đã nói ở trên, ngon, đông.
Mì vằn thắn : Đình Ngang, một chỗ tuyệt vời, trong quán có nhiều đồ cổ, đặc biệt có 1 đàn mèo hơn 10 con,rất khôn, tha hồ mà vuốt ve, chủ quán tận tình.
Bánh đa cua: Ngã ba Đặng Tất-Quán Thánh.
Bún Ốc: 73A Mai Hắc Đế ngon, nổi tiếng.
Bún Chả Hàng Mành : 1 Hàng Mành, ngon, nổi tiếng.
Bún Chả Sinh Từ : 80 Nguyễn Khuyến, ngon, nhưng ồn ào.
Bún Ngan: 73 Hai Bà Trưng, ở đây có rất nhiều món về ngan.
Bún bò: 67 Hàng Điếu ngon, đông.
Bún Thang: 29 hàng Hành, ngon.


Đền Và sơn tây

Đền Và ở thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thị xã Sơn Tây 2km về phía tây bắc.Đền Và thờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Theo tấm văn bia dựng vào năm Tự Đức thứ 36 (1883) tại đền thì đền Và đã có từ thời Việt Nam đang thuộc ách đô hộ của nhà Đường. Lúc ấy đền là khu thờ nhỏ nhưng rất linh ứng. Năm 1831 (Minh Mạng thứ 12), tỉnh lỵ Sơn Tây được thành lập, tập trung nhiều quan chức, thương gia, chỉ cách đền Và 2km. Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, những người này cùng với dân quanh vùng đã hưng công để xây dựng thêm nhà tiền tế 5 gian. Cho đến nay, nhà tiền tế đã trải qua 3 lần tu sửa lớn: tu tạo năm 1829 (Minh Mạng thứ 10), đại tạo năm 1902 (Thành Thái thứ 14) và lại tu tạo năm 1932 (Bảo Đại thứ 7).
Đâylà ngôi đền thờ vị thần trong Tứ Bất Tử của truyền thuyết nước Nam, đó là Đệ Nhất Phúc Thần Tản Viên, vị tổ của bách thần, còn gọi là Nam Thiên Thần Tổ. Đền Và còn gọi là Đông Cung trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội).
Đền Và3 Du Lịch Hà Nội: Đền Và
Đền Và
Đền Và nằm giữa đồi Và, có diện tích khoảng 17.500m², xung quanh có nhiều cây lim cổ thụ. Theo thuyết phong  thủy, khu đồi có hình dáng con rùa đang bơi về phía mặt trời mọc. Khuôn viên của đền rộng khoảng 2.000m², được bao quanh bằng tường đá ong cao 2,15m. Kiến trúc của đền theo kiểu “nội công ngoại quốc”, có hai dãy nhà 5 gian, thông gian giữa bằng “ống muống” tạo thành hình chữ “công”.

Đền Và xây theo hướng Bắc – Nam, cửa đền có tam quan rộng, mái lợp ngói cổ, trên đỉnh đắp nổi hình lưỡng long triều nguyệt. Nghi môn – cổng chính của đền, hướng về núi Tản Viên (Ba Vì) gồm ba gian dựng trên nền cao, gian giữa cao 4,8m, hai gian bên cao 2,15m. Nghi môn có ba hàng cột gỗ đặt trên tảng kê bằng đá ong (cột cái cao 4,95m, cột quân 3,8m). Liền sát nghi môn, đăng đối hai bên theo chiều dọc là gác chuông và gác trống có kiến trúc tương tự nhau với kiểu chồng diêm 8 mái phỏng theo gác trống, gác chuông chùa Thầy và có dáng dấp của Khuê Văn Các trong Quốc Tử Giám. Mặt hướng vào sân đền được trang trí theo chủ đề ngũ phúc bằng hình năm con dơi xoè cánh ôm lấy cửa sổ tròn.
 
Tiếp nối với gác chuông và gác trống là tả mạc, hữu mạc xây dựng theo kiểu chồng diêm, hai tầng tám mái, tường hồi bít đốc, nóc kết cấu “vì kèo quá giang”, mặt trước có cột vuông trên nền tam cấp, mặt trong để trống. Phía sau tả hữu mạc mỗi bên đều có nhà tạo soạn và là nơi nghỉ tạm cho khách hành hương.
Qua cổng đền là một sân rộng lát gạch Bát Tràng. Phía cuối sân, song song với nghi môn là nhà tiền tế (hay tiền bái) rộng năm gian, hai đầu có tháp thiêu hương để hoá vàng mã. Nhà tiền tế hình chữ “nhất”, kiến trúc theo lối 5 gian 2 chái chồng rường, giá chiêng; hệ thống cột cái, cột quân bào nhẵn kiểu “thượng thu hạ thách” đặt lên tảng kê chân cột bằng đá. Trên cột là một hệ thống câu đối cổ được chạm khắc tinh xảo. Bức hoành phi chính giữa, sơn son thiếp vàng có ghi bốn chữ đại tự “Nam Thiên Thánh Tổ”.
 
Bên trong cùng là hậu cung, được xây dựng vào đời vua Duy Tân năm thứ 9. Hậu cung là nơi thờ Mẹ Đức Thánh Tản Viên, mà dân ta tôn thờ là Đức Quốc Mẫu. Hậu cung hình chữ “công”, tòa ngoài kết cấu 3 gian 2 chái lớn (dài 14m10, rộng 8m90). Hậu cung đặt một khám thờ cao hơn 3m sơn son thếp vàng được chạm trổ cầu kỳ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17. Trước khám thờ có hương án bày long ngai bài vị của Tam vị Đức Thánh Tản (gồm đức Thánh Tản Viên và hai người em con chú là Thánh Cao Sơn và Thánh Quý Minh), phía trên khám treo bức đại tự “Thượng đẳng tối linh thần” niên đại Tự Đức Quý Mùi (năm 1883).

Toà ngoài của hậu cung có 4 pho tượng kích thước như người thật đứng nhìn vào nhau, tay cầm vũ khí và khoác áo bào đỏ gọi là “Tứ Thánh” trấn ở bốn cung quanh núi Ba Vì. Ngoài hiên nhà có hai pho tượng quan văn, quan võ ngồi hướng vào nhau.
Đền Và đang lưu giữ 5 bản thần tích “Tản Viên Sơn Thánh”; 18 đạo “sắc phong” của các đời vua, trong đó có 17 bản chính có dấu ấn; 47 đôi câu đối được chạm khắc, viết trên vách cột, trên gỗ và 18 bức hoành phi viết trên gỗ hoặc đá. Nơi đây còn có 2 bia đá, 3 chuông đồng, 4 tấm biển gỗ.
Hàng năm Đền Và mở hội mùa xuân vào ngày rằm tháng Giêng (từ 13 đến 15 âm lịch) và hội mùa thu vào ngày rằm tháng chin (từ 14 đến 15 âm lịch). Nghi lễ chính của hội mùa xuân là rước long ngai bài vị “Tam vị Đức Thánh Tản” từ đền Và qua sông Hồng sang tả ngạn ở đền Dội (xã Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) – là nơi theo truyền thuyết Thánh Tản Viên đã tắm để tế lễ – diễn lại sự tích này rồi quay trở lại đền Và. Ở hội mùa thu, nghi thức chính là đánh bắt cá ở sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành các món tế Thánh. Việc tế cá xuất phát từ truyền thuyết Thánh Tản Viên dạy dân kéo vó và bắt được 100 con cá, sau đó ngài phóng sinh một con cá trê đang có mang, về sau con cá này sinh được 9 con, đều hoá đá, đầu chầu về hướng đền Và.
Đền được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1964.

Khách sạn tại hà nội:
Hãy ngồi thoải mái và thư giãn ở một trong 6 phòng của khách sạn, tất cả đều được thiết kế để đem lại sự dễ chịu cho du khách. Mỗi phòng đều có tivi LCD/Plasma, máy lạnh, máy sấy tóc. Để làm kỳ nghỉ của du khách hoàn thiện hơn, khách sạn ở Hà Nội này có nhà hàng, dịch vụ giặt là/giặt khô, két sắt. Sau một ngày làm việc hoặc khám phá, vườn là một vài cách để thư giãn. Khách sạn kết hợp dịch vụ chuyên nghiệp với các tiện nghi hiện đại để đem đến cho du khách một kỳ nghỉ đáng nhớ. Để tiếp tục đặt phòng của bạn tại khách sạn Moon Garden Homestay Hà Nội, hãy nhập ngày bạn đến và đi vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi. 


Địa chỉ ăn ngon tại hà nội:
MY QUÁN
Địa Chỉ: 560 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
TIỂU NHỊ QUÁN
Địa chỉ: 92 Tô Hiến Thành, Hà Nội.
LẨU - S CAFE
Địa chỉ: 27 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
NHÀ HÀNG HƯƠNG VIỆT
Địa chỉ: 706 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.
NHÀ HÀNG HẢI SẢN HƯƠNG VIỆT
Địa chỉ : Số 22 Đỗ Đức Dục – Mẽ Trì – Từ Liêm – Hà Nội


Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Đình Hậu Ái

Đình Hậu Ái thuộc làng Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Là nơi thờ Thành hoàng làng Đỗ Kính Tu, một công thần nhà Lý.
Đỗ Kính Tu sinh năm 1172 (Nhâm Thìn) trong một gia đình nho học tại Nhân Lý, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây (nay là làng Hậu Ái). Ông thông minh từ bé, năm 13 tuổi đã đỗ Tú tài kỳ thi Hương. Đến năm 18 tuổi, khi triều đình mở khoa thi võ, ông đỗ Phong Võ Chức và được vua cử đi dẹp giặc.
Năm 23 tuổi, ông đỗ đầu khoa thi Tam giáo và được vua phong chức Hàn Lâm Viện Đại Học Sĩ kiêm Võ sư. Sau đó, ông được phong nhiều chức như: Thái Úy, Thái Phó (Tể tướng), Đế Sư, Thái Bảo và được vua ban cho mang họ vua là Lý Kính Tu.
Dinhhauai01 300x199 Du Lịch Hà Nội: Đình Hậu Ái
Đình Hậu Ái
Làng Hậu Ái nằm trong vùng đất trũng nên cứ đến mùa mưa là cả cánh đồng làng chìm trong cảnh úng ngập. Dân làng muốn có con mương dẫn nước đổ ra sông Nhuệ nhưng không làm được vì phải đi qua nhiều làng. Đỗ Kính Tu có lòng nhân ái, thương dân nên đã đứng ra thương lượng với các địa phương và lấy hơn chục mẫu ruộng do vua ban để đền bù cho các chủ đất. Nhờ đó, con mương được hình thành, làng Hậu Ái không còn bị khổ vì nạn úng ngập nữa. Vì làm chức quan to nên ông bị bọn gian thần ghen ghét, lập mưu vu cáo ông cho đào mương để tập luyện binh lính làm phản. Triều đình nghị án, ban cho ông tự quyết án. Uất ức, Đỗ Kính Tu cưỡi ngựa cùng hai quan bộ hạ ra sông Hồng tự vẫn. Hôm đó là ngày 21 tháng 5 âm lịch năm 1216 (Bính Tý).
Khi ông mất, vua chợt tỉnh ngộ, liền cho rước ông về quê để mai táng, và lấy ngày 21 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày tế lễ tưởng niệm. Thương tiếc và tưởng nhớ đến công lao của ông, dân làng tôn ông làm Thành hoàng làng và dựng đền trên đất nhà ông để thờ tự. Đến năm 1914, làng tu sửa đền thành đình.
 
Đình Hậu Ái tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, phía trước đình là hồ nước, xung quanh có nhiều cây cổ thụ. Kiến trúc đình kiểu chữ Đinh, gồm cổng đình, sân đình, tòa đại đình và hậu cung. Cổng đình có hai cột hoa biểu cao; đỉnh cột mang hình lồng đèn, được đắp nổi tứ linh, hổ phù; phía dưới chân cột là bốn con chim phượng hoàng chụm đuôi lại. Hai bên sân đình là hai dãy tả vu, hữu vu đều có sáu gian, tường hồi bít đốc, các vì kèo làm kiểu quá giang trên cột gạch. Phía cuối sân là tòa đại đình gồm năm gian, hai mái. Trên đỉnh mái đắp đôi rồng chầu mặt trời. Năm hàng cột đỡ mái hiên của toà đại đình được gắn với nhau theo kết cấu “thượng rường hạ kẻ”. Các kiến trúc trong tòa đại đình được chạm tứ linh (long, ly, quy, phượng), hổ phù, hoa lá theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Sau đại đình là tòa hậu cung với kết cấu theo kiểu “thượng rường hạ bẩy” và được chạm trổ rồng, mây, hoa lá như ở đại đình.
 
Hậu cung được ngăn làm đôi bởi hệ thống cửa bức bàn sơn son, vẽ hình rồng, phượng, rùa, lân. Nửa phía trong hậu cung có khám thờ Đỗ Kính Tu với tượng, long ngai, bài vị. Nửa phía ngoài bầy bộ kiệu giá ngự, các đồ tự khí như bát bửu, cờ năm màu…
Đình Hậu Ái đã được Bộ Văn Hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1989.

Khách sạn tại hà nội:
Brandi Hotel được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế 2 sao, chất lượng trên 3 sao. Tọa lạc tại trung tâm Quận Cầu Giấy khu vực năng động nhất của Hà Nội, gần Trung tâm hội nghị Quốc gia, khu mua sắm Big C, ngay cạnh bến xe Mỹ Đình, Cách sân bay Nội Bài 25 phút.
Là nơi dừng chân lý tưởng cho các chuyến du lịch, công tác dài ngày của quý khách. Khách sạn với 24 phòng nghỉ tiện nghi ấm cúng và sang trọng, như tivi LCD 32 inchs truyền hình cáp, Wifi, trà, cafe, hoa quả miễn phí đặt tại phòng. Đặc biệt khách sạn có quầy BAR, nhà hàng trên tầng thượng, quý khách có thể ngắm cảnh từ trên cao.
Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động và chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách một cảm giác thoải mái, đầm ấm.
 
Địa chỉ ăn uống ngon tại hà nội:
Chè thập cẩm : 80 Hàng Điếu, 3000đ/cốc trở lên, rất ngon, chiều khách.
Chè Thái: ngõ chợ phố Hồ Đắc Di, rất ngon.
Chè chuối, bánh đúc: Cuối phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ bán chiều, rất ngon.

Phở Bát Đàn: 49 Bát Đàn, trả tiền trước, tự bưng bê(cái bọn củ chuối, rất ghét)
Phở Lý Quốc Sư: 2 Lý Quốc Sư, tiền trước, tự bưng bê (lại cái bọn củ chuối).
Phở Lý Sáng: 2 Hàng Gà, hương vị khác biệt so với các

Cơm Phố: 292 Lê Văn Hưu, rất ngon, lạ miệng, đắt.
Bí đỏ: 105 K1 Giảng Võ, ngon, có mấy món đậu cực ngon. Cạnh bí đỏ còn có TexMex, với món đặc sản thịt đà điểu. Đối diện là Hot-Rock Café, rất nhiều món ngon(hơi đắt).

 

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Đình Tây Đằng

Đình Tây Đằng thuộc thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía tây. Đình được biết đến là một trong số những ngôi đình cổ của Việt Nam với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ đạt đến trình độ điêu luyện.
Đình Tây Đằng
Đình Tây Đằng được dựng vào khoảng đầu thế kỷ 16, nhưng hiện nay tại đình vẫn còn lại một số hoa văn từ thế kỷ 11 – 13, nên có giả thiết đình Tây Đằng có thể được xây dựng từ trước thế kỷ 16. Ngôi đình thờ Tản Viên, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, một trong những nhân vật hàng đầu của thần thoại Việt – Mường cổ.
Đình quay hướng nam. Theo quan niệm của người xưa thì hướng của đình nhằm đề cao thánh Tản Viên, coi ông là vua tinh thần của làng xã, góp phần gìn giữ cuộc sống bình yên cho chúng dân.
Đình Tây Đằng là một công trình kiến trúc độc đáo. Đình chỉ có mỗi một nếp nhà kiểu chữ “nhất”, không có hậu cung, cũng không có tiền tế. Vật liệu xây dựng ban đầu hoàn toàn bằng gỗ mít, trong quá trình tu bổ sau này có dùng một số gỗ lim Trường Sơn. Phía trước đình là mảnh đất rộng làm nơi sinh hoạt cộng đồng trong ngày hội. Tiếp đó là hồ bán nguyệt đặt ngay phía trước nghi môn trụ. Đây là một dạng nghi môn phổ biến của thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cùng niên đại này còn hai tòa tả hữu vu nằm ở hai bên một sân rộng.
 
Đại đình được dựng trên một nền hình chữ nhật cao bó đá vỉa. Đình có 5 gian, 4 mái. Bên trong đình dựng kiểu chồng rường với 48 cột lớn nhỏ, chia thành 3 gian chính, 2 gian chái, có hàng hiên bao quanh. Đình Tây Đằng không có bứng ván và không xây tường xung quanh mà chỉ có hệ thống cột chống dàn mái tạo nên một không gian thoáng đãng, tràn đầy ánh sáng. Cột đình thấp, tạc theo kiểu thượng thu hạ thách (trên nhỏ dưới to), đôi vì nóc qua một dấu vuông thót đáy lớn. Vì nóc làm theo kiểu giá chiêng với con rường trên mập, vồng lên để dồn lực về đầu cột và tạo không gian cho ván lá đề ở trung tâm.

Đình Tây Đằng hấp dẫn du khách không phải ở khung cảnh thiên nhiên mỹ lệ, cũng không phải ở quy mô đồ sộ mà là ở nghệ thuật điêu khắc chạm trổ, trang trí còn lưu lại trên các cột, vì kèo, xà, đấu, ván long, lá gió… Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng tài năng tuyệt vời của những người thợ mộc đã đạt tới trình độ điêu luyện. Sự tài tình của các bậc tiền nhân chính là ở chỗ toàn bộ hơn 1.300 chi tiết chạm khắc gỗ trong đình không hề trùng nhau một chi tiết nào và được bố trí rất hài hòa, không mang tính đối xứng như các chi tiết kiến trúc ở nhiều ngôi đình khác… Các bức chạm khắc ở đình Tây Đằng mang đậm nét văn hóa dân gian, đề tài thiên về hoạt động của con người trong làng xã Việt Nam thế kỷ 16 như bơi thuyền, gánh con, đốn củi, múa hát… thể hiện tư duy, trí tuệ của người Việt cổ về cuộc sống, lao động.

Đình Tây Đằng có cách bài trí hiếm thấy trong di sản kiến trúc Việt Nam: một dải trang trí gồm tượng các tiên nữ cười ở dạnh con sơn, được kết nối bằng riềm hoa văn đặt cài dưới mái; các tiên nữ thổi sáo, tiêu, gảy đàn đáy, đàn nguyệt… Hình hoa lá có hoa sen, hoa cúc cùng các mô típ hoa văn xoáy tròn, chạm trên các bảy hiên, đường nét rất tinh túy. Các đầu đao đều uốn cong có gắn long, ly, quy, phượng bằng đất nung; xà, đấu, kèo, cốn đều có chạm khắc tinh xảo.
Nét độc đáo nhất ở đình Tây Đằng là các hình chạm khắc rồng mang phong cách thời Trần. Thăm Tây Đằng, du khách có thể bị thu hút, mê hoặc bởi hàng chục, hàng trăm hình thái rồng được chạm khắc và đục đẽo thành tượng tròn, đặt ở các ván bưng, bức cốn, giữ vai trò đầu dư, con sơn. Chưa một ngôi đình, đền nào có sự thiên biến vạn hóa hình rồng đa dạng và tinh tế như vậy.
Với những giá trị kiến trúc chạm khắc độc đáo, đình Tây Đằng được ví như một bảo tàng nghệ thuật dân gian của thế kỉ 16.

Khách sạn tại hà nội: Khách Sạn Sài Gòn Pearl - Hoàng Quốc Việt
Nằm ở vị trí thuận lợi thuộc Hà Nội, Saigon Pearl Hotel - Hoang Quoc Viet là một nơi nghỉ chân tuyệt vời để tiếp tục khám phá thành phố sôi động. Chỉ cách trung tâm thành phố 5 km, vị trí đẹp của khách sạn bảo đảm khách hàng có thể đến tham quan những địa điểm du lịch nhanh chóng và dễ dàng. Khách ở khách sạn có thể dạo bộ xunh quanh để ngắm các địa điểm thu hút hàng đầu của thành phố như : Bao Tang Dan Toc Hoc, Sân vận động Quần Ngựa, Cầu Giấy.
Tại Saigon Pearl Hotel - Hoang Quoc Viet, mọi sự cố gắng đều nhằm mục đích khiến cho du khách hài lòng. Để làm được điều đó, khách sạn sẽ cung cấp dịch vụ và tiện nghi tốt nhất. Khách sạn trang bị một loạt thiết bị trực tuyến để nhằm thỏa mãn cả vị khách khó tính nhất.
Thêm vào đó, tất cả những phòng khách đều được đặc biệt trang bị những tiện nghi như máy sấy tóc, vòi hoa sen, tủ lạnh, tivi, tivi LCD/Plasma để làm hài lòng những vị khách khó tính nhất. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Hãy khám phá sự hòa hợp giữa cung cách phục vụ chuyên nghiệp và vô số tiện nghi tối tân ở Saigon Pearl Hotel - Hoang Quoc Viet. 
 
Địa chỉ ăn ngon tại hà nội:
Cháo Lòng-Tiết Canh: Chợ Đuổi-Lê Đại Hành, trước cổng toà án, ngon, nổi tiếng.
Cháo tim gan: 39 Trần Nhân Tông

Cơm Phố: 292 Lê Văn Hưu, rất ngon, lạ miệng, đắt.
Bí đỏ: 105 K1 Giảng Võ, ngon, có mấy món đậu cực ngon. Cạnh bí đỏ còn có TexMex, với món đặc sản thịt đà điểu. Đối diện là Hot-Rock Café, rất nhiều món ngon(hơi đắt).

Các món nhậu : Ngõ Tạm Thương, rất nhiều món, rượu rất ngon, một chỗ rất tuyệt cho bạn bè hàn huyên tâm sự.
Lưỡi lợn: Đầu ngõ Nguyễn Khuyến, ngon.
Vó bò: Trên phố Hoà mã, đoạn gần ngã tư phố Huế, ngon, rẻ.
Gà tần: Quán Cây Si , đầu phố Tống Duy Tân từ Điện Biên Phủ rẽ vào, rất ngon.
Chân gà nướng:Quán Mĩ Miều-Phạm Ngọc Thạch, ngon, đông.